Cân bằng quan hệ Ðông-Tây

Chuyến thăm châu Âu của Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma những ngày cuối tháng 5 vừa qua với trọng tâm ở Anh được cho là nhằm "tái kết nối" các đồng minh châu Âu để hậu thuẫn Oa-sinh-tơn giải quyết các vấn đề an ninh và kinh tế thế giới. Chuyến thăm còn là dịp để Mỹ khẳng định nước này không quên quan hệ với các đồng minh phương Tây dù chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Ô-ba-ma cho thấy sự chuyển hướng quan tâm của Oa-sinh-tơn về phía đông với Trung Quốc và Ấn Ðộ và về phía nam với các quốc gia Mỹ la-tinh.

NATO ngày càng "nặng gánh" chi phí chiến tranh

Tính đến cuối tháng tư, tức là một tháng kể từ khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO) tiếp nhận quyền chỉ huy chiến dịch quân sự tại Li-bi, đã có 14 trong tổng số 28 nước thành viên NATO tham gia vào chiến dịch này. NATO đã huy động khoảng 200 máy bay chiến đấu, thực hiện hơn 3.700 phi vụ, trong đó có hơn 1.550 vụ oanh kích; 19 tàu của NATO liên tục tuần tra trên Ðịa Trung Hải. Chỉ trong vòng một tháng đầu, cuộc chiến Li-bi đã "ngốn" của Mỹ khoảng 600 triệu USD. Nhưng cuộc chiến này có nguy cơ kéo dài và chi phí chiến tranh đối với NATO sẽ ngày càng nặng nề.
Bảo vệ những "mầm sống" của Nhật Bản.

Nhật Bản kiên cường trong thảm họa kép

Trận động đất mạnh 9,0 độ Rích-te gây sóng thần tàn phá vùng đông bắc Nhật Bản, ngày 11-3 vừa qua, đã để lại hậu quả khủng khiếp: hơn 27.000 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế có thể lên tới hơn 300 tỷ USD. Ðến nay, cuộc "khủng hoảng kép" do thiên tai gây ra - thiệt hại về người và tài sản cùng với các sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma số 1, vẫn còn diễn biến phức tạp.

Châu Á chống  lạm phát

Bước vào năm 2011, hầu hết các nền kinh tế ở châu Á, khu vực dẫn đầu quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế toàn cầu, lại vật lộn chống chọi tình trạng lạm phát nghiêm trọng. Thời tiết khắc nghiệt, nguồn cung lương thực hạn chế, giá dầu và nhiều mặt hàng thiết yếu tăng cao, khiến các chính phủ ở khu vực áp dụng hàng loạt biện pháp, trong đó có siết chặt chính sách tiền tệ, nhằm đẩy lùi "bóng ma" lạm phát.

Tương lai không ổn định của đồng ơ-rô

Chưa giải quyết xong hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu, Liên hiệp châu Âu (EU) tiếp tục đương đầu cuộc khủng hoảng nợ công, khởi nguồn từ Hy Lạp và Ai-len và đang có nguy cơ lan rộng sang các nước khác trong khu vực đồng ơ-rô (EUROZONE). Cuộc khủng hoảng này đã bộc lộ những yếu kém của EUROZONE và đặt dấu hỏi cho tương lai của đồng ơ-rô.

Nỗ lực để kinh tế khu vực và thế giới phát triển bền vững và cân bằng

Từ ngày 11 đến 14-11 vừa qua, tại Hàn Quốc và Nhật Bản diễn ra hai hội nghị cấp cao (HNCC) quan trọng, gồm HNCC G-20 tại Thủ đô Xơ-un (Hàn Quốc) và Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 18 (HNCC APEC 18) tại thành phố Y-ô-cô-ha-ma (Nhật Bản). Chủ đề chung được thảo luận tại hai HNCC nói trên là những phương hướng và biện pháp nhẰm đưa kinh tế khu vực và thế giới phát triển bền vững và cân bằng. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tham dự HNCC APEC 18 và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự HNCC G-20 với tư cách Chủ tịch đương nhiệm ASEAN và khách mời của chủ nhà Hàn Quốc.
back to top