Bệnh sởi có hệ số lây lan nhanh hơn Covid-19 nên cần kiểm soát dịch tại cộng đồng và tăng cường công tác tiêm chủng chủ động.

Không thể chủ quan với bệnh sởi ở người lớn

Thời gian gần đây, Viện Y học Nhiệt đới Bạch Mai, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận nhiều ca bệnh sởi. Với đặc điểm bệnh lây lan nhanh hơn cả Covid-19, chuyên gia khuyến cáo cần đặc biệt lưu ý kiểm soát dịch tại cộng đồng và tăng cường công tác tiêm chủng chủ động để giảm số ca mắc mới và hạn chế nguy cơ biến chứng.
Người dân cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm, nhất là tiêm phòng đầy đủ vaccine phòng bệnh.

Quảng Ngãi triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm

Trước nguy cơ dịch cúm gia cầm lây lan và có khả năng xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh, nhất là giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các sở, ngành chức năng và các địa phương tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh.
Trong 10 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi trên địa bàn tỉnh Nghệ An đạt 89,5% (chỉ tiêu của tỉnh đặt ra là 79,1%).

Nghệ An ghi nhận hàng trăm ca mắc bệnh sởi tản phát

Ngày 5/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết: Trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận hàng trăm ca mắc bệnh sởi tản phát. Ca bệnh sởi được ghi nhận đầu tiên vào tháng 3 và có xu hướng tăng nhanh từ tháng 4 đến tháng 7. Số ca mắc giảm dần ở tháng 8, nhưng tăng nhanh trở lại từ tháng 9 đến nay.
Cán bộ Trạm Y tế xã Phú Lạc, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) tuyên truyền phòng bệnh truyền nhiễm cho người dân.

Thái Nguyên tăng cường giám sát bệnh truyền nhiễm

Do đặc điểm về địa lý, văn hóa, xã hội, tập quán sinh hoạt của người dân, một số bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, chân tay miệng, rubella…, nhất là bệnh dại, liên cầu khuẩn vẫn đang lưu hành. Thời gian vừa qua, hệ thống y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường giám sát các bệnh truyền nhiễm, không để bùng phát thành dịch; tuyên truyền, vận động phòng, chống dịch bệnh.
Nhân viên thú y huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình tiêm vaccine phòng bệnh cho gia súc. Ảnh: HOÀNG PHÚC

Chú trọng tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn vật nuôi

Thời gian qua, tỷ lệ tiêm phòng vaccine cho đàn gia súc ở tỉnh Quảng Bình đạt thấp, chưa đủ khả năng đáp ứng miễn dịch. Vì thế, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương khẩn trương huy động lực lượng, nguồn lực để tiêm phòng các loại vaccine cho đàn vật nuôi bảo đảm đúng kế hoạch, tiến độ, góp phần kiềm chế dịch bệnh, không làm ảnh hưởng đến sinh kế của người dân.
Phun thuốc khử trùng tại các hộ chăn nuôi ở huyện Cần Ðước, tỉnh Long An. (Ảnh KIM THOA)

Phòng tránh các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Trước tình hình bệnh dại tăng đột biến, cũng như nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm, ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến liên ngành với chủ đề "Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024".
Để phòng bệnh ho gà, cách tốt nhất là tiêm chủng vaccine phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch.

Ninh Bình tăng cường công tác phòng, chống bệnh ho gà

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình, sau hơn 3 năm không ghi nhận ca mắc bệnh ho gà, từ tháng 2/2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã ghi nhận 4 trường hợp dương tính với vi khuẩn ho gà (tại xã Xích Thổ, huyện Nho Quan với 3 trường hợp; xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô 1 trường hợp).
Phòng xét nghiệm thuộc khoa Xét nghiệm-Chẩn đoán hình ảnh-Thăm dò chức năng CDC Thái Bình được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận đạt ISO 15189:2012 ngày 22/2.

CDC Thái Bình đẩy mạnh phát triển theo hướng chuyên sâu

Trên cơ sở hợp nhất 4 trung tâm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng tuyến tỉnh gồm: Trung tâm Y tế Dự phòng, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS và Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khỏe, trong 5 năm qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thái Bình khẳng định vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.