Mặc dù các sản phẩm thuốc lá mới chưa được phép nhập khẩu, quảng cáo hoặc bán tại Việt Nam, nhưng tỷ lệ sử dụng các sản phẩm này đã có sự gia tăng, nhất là ở học sinh phổ thông trung học tại khu vực thành thị.
Đó là cảnh báo của các chuyên gia trong nước và quốc tế đưa ra sau khi nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người hút thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng) đang có sự gia tăng nhanh trong giới trẻ.
Chiều 11/11, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, một trong những vấn đề “nóng” được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đặt câu hỏi là về thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, thuốc lá mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là sản phẩm gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe, kinh tế, xã hội và môi trường sống. Đặc biệt, loại thuốc lá này ảnh hưởng trực tiếp đến thanh thiếu niên.
Trao đổi tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát thuốc lá của các nước khu vực ASEAN, được tổ chức chiều 4/11, Tiến sĩ Ulysses Dorotheo, Giám đốc Điều hành của Liên minh phòng chống tác hại thuốc lá khu vực Đông Nam Á (SEATCA) cho rằng đã đến lúc cần thiết của lệnh cấm thiết bị thuốc lá điện tử.
Việt Nam, giống như các nước ASEAN khác, đang phải đối mặt với vấn đề gia tăng sử dụng các loại thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng) nhất là trong giới trẻ. Chính sách cấm là cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề này và tránh lặp lại sai lầm khi để nạn dịch thuốc lá gia tăng.
Chiều 29/10, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo công bố "Báo cáo tổng hợp và phân tích các nghiên cứu, báo cáo của quốc tế và trong nước về tác hại của thuốc lá mới, qua đó đề xuất các biện pháp ngăn chặn thuốc lá mới” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Các nghiên cứu, thống kê cho thấy nếu tỷ lệ sử dụng thuốc lá truyền thống có xu hướng giảm (khoảng 0,5%/năm ở nhóm người trưởng thành) thì lại đang có sự gia tăng tỷ lệ thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng) trong giới trẻ.
Sáng 22/10, tại Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội nghị Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; cán bộ, công chức, viên chức thông tin và truyền thông trên địa bàn thành phố.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định: thuốc lá điếu, nhất là thuốc lá điện tử, nung nóng và các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới khác đều là những sản phẩm gây hại đối với sức khỏe, trong đó 90% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi, 75% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do sử dụng thuốc lá. Tại Việt Nam, mỗi năm có ít nhất 40 nghìn ca tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Đáng lo ngại, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong giới trẻ ở nước ta đang có xu hướng gia tăng thời gian gần đây.
14% học sinh Việt Nam đã từng sử dụng thuốc lá điện tử, trong đó có 7% hiện đang sử dụng. Con số này cho thấy có một bộ phận đáng kể thanh thiếu niên cảm thấy bị hấp dẫn bởi các sản phẩm này, trong khi, thuốc lá mới có nhiều hệ lụy về mặt sức khỏe.
Ngày 24/9 Quỹ VinFuture phối hợp Trường đại học Y tế công cộng tổ chức hội thảo InnovaConnect với chủ đề “Phòng chống tác hại của thuốc lá mới: Bằng chứng khoa học và kinh nghiệm tại Việt Nam và trên thế giới” với sự tham gia của đông đảo chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước.
Thế giới có khoảng 37 triệu trẻ em, từ 13 đến 15 tuổi, hút thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các chính phủ nhanh chóng hành động để bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước.
Ngày 5/7, tại Hà Nội, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo Cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của thuốc lá mới và đề xuất các biện pháp cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, tàng trữ, quảng cáo các sản phẩm này.
Do chưa có chính sách, quy định pháp luật cụ thể về quản lý thống nhất đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới nên hiện nay các lực lượng chức năng chỉ có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm thuốc lá thế hệ mới về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và/hoặc kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Ngành công nghiệp thuốc lá trên toàn cầu xác định thanh, thiếu niên là mục tiêu của quảng cáo và tiếp thị thuốc lá, nhất là các sản phẩm thuốc lá mới. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới chọn thông điệp “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá” làm chủ đề cho Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5).
Hiện nay, trên thị trường, nhóm sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng… chủ yếu được nhập lậu hoặc xách tay vào Việt Nam. Mua, bán dễ dàng, thuốc lá mới lại đang được ưa chuộng sử dụng trong cộng đồng. Điều này mang đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe của người dùng khi không được tiếp cận các sản phẩm có nguồn gốc, chất lượng được kiểm nghiệm rõ ràng. Cơ quan chức năng cũng cần sớm hoàn thiện khung pháp lý đối với các sản phẩm thuốc lá mới, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Ngày 10/10, Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam và Quỹ Bloomberg Philanthropies tổ chức hội thảo nhóm chuyên gia về phòng, chống tác hại thuốc lá.
Sáng kiến truyền thông sáng tác vũ điệu “Smoke-free dance - Cuộc sống không khói thuốc” dành cho các cá nhân/nhóm không giới hạn độ tuổi, giới tính được triển khai đồng bộ tại Hội Liên hiệp Phụ nữ 63 tỉnh/thành phố và các trường đại học/cao đẳng trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian qua, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc do sử dụng thuốc lá điện tử. Điển hình là nữ bệnh nhân 20 tuổi ở Hà Nội được đưa vào cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, suy tim, suy thận, tổn thương não, tổn thương gan.
Ngày 8/6, tại Hà Nội, Bộ Y tế, Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá đã tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại thuốc lá đến năm 2030.
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an về tăng cường truyền thông các tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha; kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Đã có ít nhất 32 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng chính sách cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử. Trước những hệ lụy về sức khỏe, các bộ, ngành tại Việt Nam đang bàn luận về việc cần cấm lưu hành thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để bảo vệ giới trẻ.
Sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá điện tử làm gia tăng nguy cơ hút thuốc lá truyền thống, sử dụng bất hợp pháp ma túy được trộn lẫn trong thuốc lá điện tử. Bộ Y tế đề xuất cấm mua bán, kinh doanh sản phẩm này trên thị trường để tránh những hậu quả không thể kiểm soát được trong tương lai.
Sự xâm nhập của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng vào giới trẻ khiến cho nhiều em lứa tuổi học sinh, sinh viên gặp những hệ lụy nặng nề về sức khỏe. Tuy nhiên, các quy định của luật hiện chưa điều chỉnh đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.
Thực trạng sử dụng, quảng cáo không đúng quy định, sử dụng bất hợp pháp thuốc lá điện tử đang là vấn đề đáng báo động. Đây không chỉ là hiện tượng vi phạm pháp luật mà còn đang làm giảm đi những tác động tích cực của Luật phòng chống tác hại thuốc lá trong cuộc sống.