Với nhan đề "Vốn đầu tư nước ngoài đổ vào, kinh tế Việt Nam quý III có nhiều khởi sắc, Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển", bài viết đăng trên tờ Thương báo quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc đã đánh giá cao kết quả thu hút FDI và phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như triển vọng hợp tác giữa hai nước.
Ngày 7/8, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh được hơn 1 tỷ USD, đạt gần 150% kế hoạch năm đề ra. Đây được xem là thời điểm Đồng Nai có rất nhiều lợi thế thu hút dòng vốn FDI thế hệ mới.
Trong dòng chảy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, điểm rất tích cực là vốn thực hiện của các dự án đã tăng lên trong những năm gần đây, qua đó cho thấy những cam kết của nhà đầu tư vào Việt Nam là thực chất.
Năm 2024, kinh tế Bắc Giang tiếp tục khởi sắc và duy trì được mức tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng GRDP quý II ước đạt 14,31%, quý I đạt 13,96%. Tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm của tỉnh đạt 14,14% cao nhất cả nước và đứng thứ 7 cả nước về thu hút FDI.
Viện Nghiên cứu Đầu tư quốc tế (ISC) vừa đề xuất 2 bộ tiêu chí về thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án FDI và giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Đây là bộ tiêu chí đầy đủ về đánh giá hiệu quả FDI, làm căn cứ cho việc giám sát, đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng FDI trong cả nước. Báo Nhân Dân phỏng vấn Tiến sĩ Ngô Công Thành, Phó Chủ tịch Viện ISC về vấn đề này.
Phát triển hạ tầng giao thông, nhất là giao thông kết nối tiểu vùng tạo không gian phát triển mới, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thời gian qua đã làm cho Thái Nguyên tiếp tục là điểm sáng thu hút đầu tư. Năm 2023 tỉnh Thái Nguyên thu hút 58 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư gần 390 triệu USD, quý I/2024 cấp mới bảy dự án FDI với tổng số vốn hơn 470 triệu USD.
Bài viết nhận định Việt Nam nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, bằng chứng là Việt Nam được thăng hạng về mức độ dễ dàng kinh doanh nhờ có khung pháp lý hiệu quả và minh bạch.
Trong tháng 1/2024, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 15/21 ngành kinh tế quốc dân, trong đó ngành hoạt động kinh doanh bất động sản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1,27 tỷ USD, chiếm 53,9 % tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp 2 lần so với cùng kỳ.
Từ những vùng đất khó, “vùng trũng” trong thu hút đầu tư, thời gian qua, được sự quan tâm của Trung ương, nỗ lực vượt bậc của cấp ủy, chính quyền và sự đồng lòng của nhân dân, các tỉnh Bắc Trung Bộ bước đầu đã thành công trong việc “lót ổ” đón “đại bàng” đến đầu tư, nhất là các dự án mang tính động lực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các nhà đầu tư lớn trên thế giới.
Bước ngoặt trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam đang mở ra cơ hội lớn để phát triển thị trường bất động sản công nghiệp. Với việc tiếp tục củng cố quan hệ hợp tác với các đối tác chiến lược toàn diện, các khách thuê đến từ Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc dự kiến sẽ tiếp tục dẫn dắt nguồn cầu thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Sáng 26/9, tại thành phố Hải Phòng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành làm việc với đại diện lãnh đạo thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, chống buôn lậu, gian lận thương mại và phòng, chống tội phạm.
Tạp chí Global Finance vừa có bài viết đánh giá rằng, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia đi đầu ở khu vực Đông Nam Á về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Vị thế này có được là nhờ Việt Nam áp dụng nhiều chính sách thân thiện với các nhà đầu tư nước ngoài.
Sáu tháng đầu năm 2023, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thành phố Hà Nội đạt 5,97%, mức tăng thấp hơn cùng kỳ năm 2022 và thấp hơn kịch bản đầu năm. Tuy nhiên, thu ngân sách, thu hút đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư xã hội của thành phố tăng khá.
TTXVN dẫn bài viết của báo "Die Presse" của Áo ngày 13/4 đánh giá cao các điều kiện thuận lợi tại Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn các công ty nước ngoài, nhấn mạnh rằng chuyến thăm chính thức tới Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Áo Alexander Schallenberg từ ngày 16 đến 18/4 sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác của Áo với Việt Nam cũng như với khu vực.
Sau gần một năm hoạt động, tuyến phố đi bộ quanh hào Thành cổ Sơn Tây thu hút 420 nghìn lượt khách. Trung bình mỗi tối có khoảng gần 10 nghìn lượt khách. Từ kết quả này, thị xã Sơn Tây dự kiến mở rộng không gian đi bộ trong thời gian tới.
Tính đến ngày 20/9/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 18,75 tỷ USD, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Năm 2021, dù là tâm của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, nhưng nhiều địa phương ở Vùng kinh tế trọng điểm phía nam vẫn thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kết quả rất đáng khích lệ. Bằng các cách làm sáng tạo giúp doanh nghiệp thích ứng với tình hình dịch bệnh, nhiều địa phương đã củng cố niềm tin để doanh nghiệp FDI đầu tư mới và tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cho biết, tính từ đầu năm đến 20/7, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD.
Sáng 29-3, Tổng cục Thống kê cho biết, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20-3-2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước.