Cụ thể, sản phẩm mạch nha Quảng Ngãi-Đường Mantoza (OCOP 4 sao; ISO 9001:2015, ISO 14001:2015, ISO 22000; thực hành tốt 5S; tiêu chuẩn Halal) của Nhà máy Nha Quảng Ngãi, Chi nhánh Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi; nấm linh chi (OCOP 4 sao, HACCP) của Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh nấm Đức Nhuận, xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức; muối hầm, muối tre SAHU, hoa muối (OCOP 4 sao, HACCP) của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Muối SAHU, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ; hàng thủ công mỹ nghệ từ vỏ quế, tinh dầu quế (OCOP 4 sao, ISO 9001:2015) của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hương Quế Trà Bồng, xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng; tỏi đen cô đơn, tỏi Lý Sơn (OCOP 4 sao, HACCP, ISO 22000), cao tỏi đen (OCOP 3 sao, HACCP, ISO 22000) của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Phú Sinh, huyện Lý Sơn.
Chương trình OCOP là chìa khóa giúp khơi dậy tiềm năng sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp Quảng Ngãi. |
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, tính đến tháng 10/2024, toàn tỉnh có 204 sản phẩm đạt OCOP 3-4 sao, trong đó có 17 sản phẩm đạt 4 sao và 187 sản phẩm đạt 3 sao. Đặc biệt, có 2 sản phẩm du lịch đạt OCOP gồm điểm du lịch Thành Cổ Quảng Ngãi đạt OCOP 4 sao và công viên di sản làng Gò Cỏ đạt OCOP 3 sao.
Được biết, cùng với việc đưa ra nhiều giải pháp nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các tổ chức, đơn vị có liên quan nâng cấp và hoàn thiện 3 sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng đạt 4 sao, gồm mạch nha Quảng Ngãi - Đường mantoza của Nhà máy Nha, Chi nhánh Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi, tỏi Lý Sơn và tỏi đen cô đơn của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Phú Sinh lên sản phẩm có tiềm năng đạt 5 sao cấp Trung ương gắn với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.