Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024 thặng dư 23,31 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tăng 14,9% so cùng kỳ năm trước, đạt 335,59 tỷ USD.
Nhiều nông sản Việt bày bán tại Hội chợ xuất nhập khẩu Quảng Châu (Trung Quốc) như sầu riêng tươi và đông lạnh; nước dừa tươi và sản phẩm từ dừa; trái cây sấy, nước trái cây đóng hộp; cà-phê, hạt mắc-ca, hạt điều, quế hồi và các loại gia vị của Việt Nam... được khách hàng quốc tế đặc biệt quan tâm.
Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam năm 2024 tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, với GDP ước đạt 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. Đặc biệt, xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Trong 3 quý đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 5.090 tỷ nhân dân tệ (khoảng 715,7 tỷ USD), tăng 9,4% so cùng kỳ năm ngoái.
Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam năm 2024 tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, với GDP ước đạt 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. Đặc biệt, xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa hợp tác cùng FPT IS trong việc phát triển và vận hành “Hệ sinh thái số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu” đầu tiên tại Việt Nam.
Đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước dự báo có thể đạt từ 720-730 tỷ USD, nhưng đến thời điểm này, khi còn chưa đầy một quý nữa sẽ hoàn thành mục tiêu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đang kỳ vọng sẽ đạt mốc 800 tỷ USD - con số cao nhất từ trước đến nay.
Ngày 11/10, tại Sóc Trăng, Đoàn công tác của Chính phủ, do Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn làm Trưởng đoàn, đã làm việc với các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất, nhập khẩu 9 tháng và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu 3 tháng cuối năm 2024.
Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế số của Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực này mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn trong công tác quản lý. Ngành hải quan, với sự chủ động và tích cực, đang từng bước hoàn thiện các giải pháp quản lý, đồng hành cùng doanh nghiệp để thúc đẩy sự phát triển của TMĐT và bảo đảm sự công bằng, minh bạch trong thương mại quốc tế.
Cán cân thương mại 9 tháng năm 2024 Việt Nam xuất siêu đạt 20,79 tỷ USD, trong đó cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm trước, lần lượt đạt 299,63 tỷ USD và 278,84 tỷ USD.
Sáng 14/9, hoạt động xuất nhập khẩu qua Lối mở cầu phao Km3+4 Hải Yên, thành phố Móng Cái, Việt Nam đã thông quan trở lại bình thường với thành phố Đông Hưng, Trung Quốc sau thời gian tạm dừng để bảo đảm an toàn phòng chống bão số 3 và khắc phục sự cố chệch nhịp cầu do nước lũ dâng cao.
Với những mục tiêu và giải pháp về phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp sẽ tạo động lực quan trọng trong việc hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp; giúp cho doanh nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Theo thông tin từ báo chí Lào, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Lào trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 1,1 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngay sau bão số 3 tan, thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đã khẩn trương khắc phục hậu quả, bảo đảm mọi hoạt động thông suốt, trở lại bình thường. Trong đó, hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu sôi động trở lại.
Một số doanh nghiệp Algeria mong muốn tìm hiểu quy trình thủ tục để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản và giầy dép...
Thông tin từ phiên họp tháng 8/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cho biết, thu ngân sách Nhà nước 8 tháng đầu năm của tỉnh ước đạt gần 15.058 tỷ đồng, đạt 94,7% kế hoạch năm và bằng 140% so cùng kỳ năm 2023. Trong đó, nhiều sắc thuế có số thu lớn đã thu gần đạt kế hoạch năm và bằng 108,1-210,7% so cùng kỳ năm 2023.
Lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm vượt mức 21.000 tỷ nhân dân tệ và được đánh giá là “tăng trưởng vượt kỳ vọng”.
Ngày 31/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công thương và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đông Nam Bộ.
Sáng 30/7, tại Lai Châu, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lai Châu (Việt Nam) đã ký kết biên bản hợp tác với Chính quyền nhân dân huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc được quy hoạch xây dựng trên diện tích 1.586 ha. Tại đây có một số lượng lớn doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, cần sự hỗ trợ, đồng hành trong thực hiện các thủ tục hải quan, thuế.
Thị trường xuất khẩu “ấm” lên chưa được bao lâu thì những khó khăn về cước tàu biển ập đến và chưa có dấu hiệu suy giảm, khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu khó chồng khó.
Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự quyết tâm của doanh nghiệp đã tận dụng tốt cơ hội của các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đồng thời khẳng định chất lượng hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 369,62 tỷ USD, trong khi trị giá xuất khẩu đạt 190,73 tỷ USD. Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam 6 tháng năm 2024 ước tính xuất siêu 11,85 tỷ USD.
Từ cuối tháng 2/2022 đến nay, tỉnh Lạng Sơn chính thức vận hành nền tảng cửa khẩu số, ở tất cả các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng, đại lý hải quan, doanh nghiệp thực hiện xuất, nhập khẩu qua biên giới.
Trong những năm qua, tỉnh Lạng Sơn phân bổ hàng chục nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn. Nhờ đó, khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh trở thành nơi trung chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu lớn nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.