Tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ thông Hàm Yên (Tuyên Quang).

Quan tâm giải quyết việc làm góp phần giảm nghèo bền vững

10 tháng năm 2024, tỉnh Tuyên Quang có 24.705 lao động được tạo việc làm, trong đó: lao động làm việc trong các ngành kinh tế tại tỉnh là 15.655 người; lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố khác 7.955 người; lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng 1.095 người, đạt 109,6% kế hoạch và cao hơn 15,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Học viên lớp đào tạo nghề chăm sóc, phòng trị bệnh cho lợn ở huyện Mường Ảng thực hành tiêm phòng bệnh cho vật nuôi.

Mường Ảng chú trọng đào tạo nghề cho người lao động, đồng bào dân tộc thiểu số

Đặt mục tiêu đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 35 triệu đồng/người/năm; hàng năm giảm từ 5,5% tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn (theo chuẩn nghèo đa chiều), thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên) đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo. Trong đó, ưu tiên giải pháp đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động là hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
Một người cao tuổi ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh khởi nghiệp từ mô hình trồng rau sạch. (Ảnh CHÍ TÂM)

Tạo việc làm cho người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số

Hiện Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Dự báo, nước ta chỉ mất khoảng 20 năm để tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14% dân số, đến năm 2038, nhóm người cao tuổi ở Việt Nam chiếm khoảng 20% dân số. Ðến năm 2050, Việt Nam sẽ tương đương với các nước có dân số già nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Lao động tìm kiếm thông tin việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. (Ảnh: Nhật Quang)

Gỡ khó trong tạo việc làm cho người lao động giai đoạn hiện nay

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, từ cuối tháng 4 và tháng 5, thị trường lao động-việc làm ở nước ta diễn biến khó khăn hơn. Gần 510 nghìn lao động trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng việc làm. Vì vậy, rất cần những giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tạo việc làm cho người lao động trong giai đoạn hiện nay.
Đoàn công tác của Chính phủ do Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm Trưởng đoàn làm việc với tỉnh Cà Mau vào sáng 11/5.

Gỡ vướng mắc để tạo bứt phá mới cho Cà Mau

Tiếp tục chương trình làm việc tại Cà Mau, sau khi đi khảo sát thực tế ở cơ sở, sáng 11/5, đoàn công tác của Chính phủ do Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với tỉnh Cà Mau về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu.
Nghề mộc ở xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất, Hà Nội) phát triển, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động. (Ảnh: Hoàng Tiến)

Đẩy mạnh đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND về phát triển ngành nghề nông thôn năm 2021. Mục tiêu là rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách liên quan đến công tác phát triển ngành nghề nông thôn theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12-4-2018 của Chính phủ. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các làng nghề trên địa bàn thành phố phát triển, từng bước nâng cao thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Anh Pham Việt Hoài trao đổi với nhân viên xưởng may về sản phẩm đang hoàn thiện.

Bài 3: Bàn tay dệt ước mơ

Tạo nên một sản phẩm chất lượng đã khó, làm sao để đưa sản phẩm tới nhiều người lại càng khó hơn. Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, không chỉ là doanh nghiệp tạo thu nhập ổn định cho người khuyết tật, mà còn thành công trong việc xây dựng một môi trường làm việc bình bằng, thân thiện, hòa nhập. Cho đến hiện tại, KymViet đã thật sự đem đến nụ cười, khơi dậy sức sáng tạo tiềm ẩn trong cộng đồng người khuyết tật.

Thủ tướng Pháp: Ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch này là khôi phục kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Pháp đầu tư 100 tỷ euro tái thiết kinh tế

Ngày 3-9, Thủ tướng Pháp Jean Castex công bố kế hoạch đầu tư tới 100 tỷ euro với hai mục tiêu quan trọng nhất là vực dậy kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 và tạo thêm 160 nghìn việc làm vào năm 2021. Chính phủ Pháp hy vọng, đến năm 2022, nền kinh tế sẽ phục hồi như trước khi xảy ra đại dịch.