Theo đó, có 38 doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô đã tham gia chương trình. Trong số này, có 15 doanh nghiệp tuyển dụng, tuyển sinh lao động là người khuyết tật. Tổng nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh tại phiên giao dịch việc làm đặc biệt này là 1.080 chỉ tiêu, với 375 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh dành riêng cho người khuyết tật.
KOICA hỗ trợ bồi dưỡng kỹ năng hòa nhập xã hội và việc làm cho người khuyết tật
Tổng hợp nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm cho thấy, nhu cầu tuyển lao động nữ cao hơn 4% so nhu cầu tuyển lao động nam. Sự chênh lệch về nhu cầu tuyển lao động giữa nam và nữ là không nhiều cho thấy thực tế các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến sự nhiệt tình, đam mê công việc, khả năng sáng tạo, xử lý tình huống và khả năng chịu được áp lực trong công việc của các ứng viên tham gia tuyển dụng.
Tư vấn thông tin việc làm cho người lao động tại chương trình. |
Kết quả tổng hợp từ phiên giao dịch việc làm cho thấy, nhu cầu tuyển dụng lao động lao động phổ thông chiếm tỷ lệ 53,4%; lao động có trình độ cao đẳng-đại học chiếm tỷ lệ 14%. Còn lại là nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ trung cấp-công nhân kỹ thuật.
Hà Nội có khoảng hơn 100.000 người khuyết tật, trong đó, có khoảng hơn 30.000 người có khả năng lao động.
Cơ hội việc làm tại Phiên Giao dịch việc làm tập trung chủ yếu vào nhóm tuổi 18-25 với 465/890 chỉ tiêu, chiếm 52,2%. Sau đó là nhóm 26-35 tuổi với 301/890 chỉ tiêu, chiếm 33,8%. Thấp nhất là nhu cầu tuyển lao động ở nhóm tuổi từ 35 trở lên với 124 chỉ tiêu.
Đến tham dự Phiên giao dịch việc làm, có 15 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tuyển sinh người lao động là người khuyết tật với các cơ sở sản xuất, đào tạo có uy tín thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ nghệ Hồng Ngọc, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thêu tranh ảnh cao cấp Hoàng Thị Khương, Công ty trách nhiệm hữu hạn Xã hội 3/12, Công ty trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp xã hội Safeviet... cùng các chỉ tiêu phù hợp và mức lương thỏa đáng: nghề may, thủ công mỹ nghệ, nhân viên kinh doanh, thợ thêu tranh, thợ may công nghiệp,… sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho người lao động khuyết tật tìm kiếm công việc phù hợp với khả năng, thu nhập ổn định và có thể gắn bó lâu dài.