Mùa thu 79 năm trước, từ Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), Lệnh Tổng khởi nghĩa đã được truyền đi khắp cả nước. Hơn 20 triệu người dân Việt Nam đã nhất tề đứng lên khởi nghĩa, làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám, giành chính quyền về tay nhân dân. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đưa dân tộc ta bước sang một trang mới độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc…
Trong hai ngày 15 và 16/8, nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức Tết Độc lập gắn với Lễ hội Tân Trào năm 2024.
Sáng 24/9, trong chương trình thăm và làm việc tại tỉnh Tuyên Quang, tiếp tục kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dẫn đầu Đoàn công tác Trung ương đã thành kính dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lán Nà Nưa, trong Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào.
Tân Trào - Thủ đô lâm thời Khu giải phóng, trung tâm Thủ đô kháng chiến là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam trong Cách mạng Tháng Tám và chín năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đã 78 năm trôi qua, các thế hệ hôm nay đang phát huy truyền thống cách mạng, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Lán Hang Bòng ở thôn Bòng, xã Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang), là nơi Bác Hồ đã chọn để ở và làm việc ba lần trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ tháng 10/1949 đến tháng 12/1952).
Thắng lợi của Cuộc cách mạng Tháng Tám đã qua gần một thế kỷ, nhưng bài học "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta" vẫn nguyên giá trị. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và gần 40 năm đổi mới, nhờ phát huy cao độ ý chí tự lực, tự cường, đất nước ta mới có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Để hiện thực hóa mục tiêu Đại hội XIII của Đảng, hơn bao giờ hết, bài học ấy cần được vận dụng sáng tạo, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
Lán Đồng Minh là nơi ở và làm việc của nhóm tình báo đặc biệt Mỹ có mật danh là "Con Nai" gồm 5 thành viên do Thiếu tá Allison K. Thomas chỉ huy đã nhảy dù xuống chiến khu Tân Trào vào ngày 16/7/1945. Để tạo điều kiện thuận lợi cho những người lính Đồng minh ở và làm việc, các đồng chí cảnh vệ của ta đã dựng cho họ một căn lán nhỏ cách lán Nà Nưa (nơi ở và làm việc của Bác Hồ) khoảng 60m.
Xã Kiên Đài (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) là một trong những địa điểm được chọn làm nơi ở và làm việc của các lãnh tụ và nhiều cơ quan Trung ương trong giai đoạn từ 1948-1952 để chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Tại đây đã xác định được 23 điểm di tích lịch sử quan trọng, trong đó, có di tích lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, ở thôn Nà Bó (nay là thôn Làng Khây 1), là nơi ghi dấu những hoạt động của cán bộ Mặt trận Liên Việt trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tuyên Quang là tỉnh giàu tiềm năng du lịch vì có một nền văn hóa đa dạng, phong phú, với nhiều di tích lịch sử văn hóa cùng với hệ sinh thái rừng đặc trưng kết hợp với sông, hồ, núi, đồi tạo ra nhiều cảnh quan đẹp. Tuy nhiên, du lịch của địa phương dù đã khởi sắc, song cần có giải pháp tận dụng tiềm năng cung ứng và tài nguyên để phát huy hiệu quả.
Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở lại ATK (an toàn khu) Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp. Tuyên Quang một lần nữa trở thành "Thủ đô kháng chiến" của cả nước trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong thời gian đó, thôn Thia, xã Tân Trào là nơi ở và làm việc của Ban Tuyên huấn Trung ương, nay là Ban Tuyên giáo Trung ương.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định trở lại căn cứ địa Việt Bắc, với niềm tin vững chắc như nhận định của Người: “Cách mệnh đã do Việt Bắc mà thành công, thì kháng chiến sẽ do Việt Bắc mà thắng lợi”.
Từ ngày 16 đến 17/8/1945, tại đình Tân Trào - đã diễn ra Quốc dân Đại hội Tân Trào. Quốc dân Đại hội diễn ra trong bối cảnh quân dân ta đang đẩy mạnh phong trào kháng Nhật cứu quốc, tạo tiền đề mạnh mẽ cho cuộc Tổng khởi nghĩa giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do.
Tân Trào - Thủ đô Khu giải phóng, trung tâm Thủ đô kháng chiến là một chứng tích lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam trong Cách mạng Tháng Tám và 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nơi đây in đậm dấu ấn những hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận, các bộ, ban, ngành Trung ương trong kháng chiến.
Chiến thắng Thanh La là cơ sở vững chắc để Trung ương Đảng đón Bác Hồ từ hang Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang). Trải qua 18 ngày đêm gian nan vất vả, ngày 21/5/1945, Bác Hồ về đến xã Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).
Chiều 19/8, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chủ trì gặp mặt Ban Liên lạc các chiến sĩ Việt Minh thành Hoàng Diệu, nhân kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ trở lại Tuyên Quang lãnh đạo kháng chiến (2/4/1947-2/4/2022) dự kiến sẽ được tổ chức vào tối ngày 31/3 tại Quảng trường Tân Trào (huyện Sơn Dương).
Dịp tháng tư hàng năm, du khách đến với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quag) sẽ được ngắm sắc vàng rực rỡ của cây lim vang đang nở rộ trên các núi đồi nơi đây.