Cụ Lê Đăng Vít (bên trái) là một trong những người tham gia giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Tự hào Tháng Tám

Những ngày mùa thu tháng Tám, không khí Tổng khởi nghĩa lật đổ chế độ phong kiến, đánh đuổi thực dân xâm lược, giành chính quyền về tay nhân dân, lập nên Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ngập tràn trong lòng nhân dân, nhất là những người tham gia khởi nghĩa năm ấy. Cán bộ, nhân dân huyện Phú Riềng (Bình Phước), một địa danh nơi thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Nam Bộ, đã luôn nhận thức sâu sắc về tư tưởng “Lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận trong xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Buổi sinh hoạt ngoại khóa của Trường THCS Tiên Cát nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tại Bảo tàng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ.

Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là một dấu mốc chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 79 năm đã qua nhưng những bài học, kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị thời đại, nhất là bài học về giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc.
Ngày 19/8/1945, hàng vạn người dân Thủ đô dự míttinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn thành phố chào mừng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Phát huy giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám trong thời đại mới

Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đập tan ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến, giành lấy chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mùa thu lịch sử ấy mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta.
Hàng nghìn người dân tham gia cổ vũ hội thi bơi chải huyện Kim Sơn năm 2023, tổ chức trong ngày 2/9. (Ảnh: XUÂN TRƯỜNG)

Thắt chặt tình đoàn kết trong ngày Tết Độc lập

Đã thành truyền thống, cứ đến ngày Quốc khánh 2/9 - ngày Tết Độc lập của người dân đất Việt, huyện miền biển Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tết Độc lập rộn ràng trên mọi miền đất nước

Tết Độc lập rộn ràng trên mọi miền đất nước

Quốc khánh 2/9-Tết Độc lập thiêng liêng đã và đang diễn ra sôi nổi, rộn ràng trên mọi miền đất nước. Các địa phương tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và hoạt động vui chơi hấp dẫn phục vụ nhân dân và du khách. Kỳ nghỉ lễ năm nay có bốn ngày, cũng là dịp ngành du lịch đưa ra nhiều sản phẩm thu hút khách, tạo đà kinh doanh trước mùa cao điểm.
Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối phát biểu tại hội nghị.

Nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh

Ngày 28/8, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến trong toàn Đảng bộ. Hội nghị là hoạt động thiết thực, tăng cường giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và người lao động nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Bơi mảng hát then trên hồ Nà Nưa, một hoạt động thu hút khách du lịch.

Trở lại Tân Trào chứng kiến những đổi thay lớn lao

Tân Trào - Thủ đô lâm thời Khu giải phóng, trung tâm Thủ đô kháng chiến là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam trong Cách mạng Tháng Tám và chín năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đã 78 năm trôi qua, các thế hệ hôm nay đang phát huy truyền thống cách mạng, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Chương trình nghệ thuật ca ngợi Tổ quốc. Ảnh | TRẦN HẢI

Sức mạnh nhân dân

Cách đây 78 năm, một cuộc cách mạng long trời lở đất diễn ra chỉ trong khoảng mười ngày, nhưng đã giành thắng lợi trong cả nước. Ách thống trị của thực dân gần 100 năm và chế độ phong kiến ngự trị hàng nghìn năm, đã bị sức mạnh nhân dân lật nhào, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ra đời ở Đông-Nam Á.
Quần chúng cách mạng và tự vệ chiến đấu Hà Nội chiếm Phủ Khâm sai (Bắc Bộ phủ), ngày 19/8/1945. (Ảnh: TƯ LIỆU TTXVN)

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong các đoàn thể quần chúng

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là minh chứng sinh động về sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết dân tộc. Trong cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thông qua Mặt trận Việt Minh, trước hết là chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết trong các đoàn thể quần chúng.
Ngày 19/8/1945, hàng vạn người dân Thủ đô dự míttinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn thành phố chào mừng thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám trường tồn cùng đất nước và dân tộc

Cách mạng Tháng Tám là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc ta. Cách đây 78 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã nhất tề nổi dậy tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, lật đổ chế độ thực dân và phong kiến, giành lấy chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh Long An Phạm Tấn Hòa ôn lại lịch sử chiến thắng trận Mộc Hóa.

Long An kỷ niệm 75 năm chiến thắng trận Mộc Hóa

Chiến thắng trận Mộc Hóa đã đi vào lịch sử hào hùng của Long An thời kỳ 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là chiến thắng ngay trong lần đầu xuất quân của Tiểu đoàn 307 anh hùng, góp phần khai thông đường hành lang chiến lược từ miền đông sang miền tây, mở rộng và giữ vững căn cứ Đồng Tháp Mười.
Đoàn đại biểu nhân dân Việt Nam đi thăm Trung Quốc và Triều Tiên chụp ảnh cùng Bác Hồ trước khi khởi hành (tháng 7/1951).

Cống hiến của nhà báo Quang Đạm những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám

Nhà báo Quang Đạm (tên thật là Tạ Quang Đệ, 1913-1999) đã ghi dấu ấn sâu đậm trong làng báo chí Việt Nam, trong những chặng đường cách mạng của dân tộc, trong những bài viết giá trị và những công trình nghiên cứu công phu ông để lại. Như một nhận xét của ông Trần Quốc Hương, một nhà cách mạng, một người bạn của ông, người đã giới thiệu ông vào Đảng năm 1947 thì Quang Đạm là: "Một trí thức cách mạng chân chính, một nhà báo cộng sản đích thực, một nhà văn hóa từ trong con người". Ngày 1/9/2023 là kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cây đại thụ của báo chí cách mạng Việt Nam - Quang Đạm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng các thành viên của nhóm Con Nai ở Bắc Bộ Phủ, tháng 9/1945 (ảnh tư liệu).

Nơi ghi dấu hợp tác giữa Mặt trận Việt Minh và phái đoàn Đồng minh

Lán Đồng Minh là nơi ở và làm việc của nhóm tình báo đặc biệt Mỹ có mật danh là "Con Nai" gồm 5 thành viên do Thiếu tá Allison K. Thomas chỉ huy đã nhảy dù xuống chiến khu Tân Trào vào ngày 16/7/1945. Để tạo điều kiện thuận lợi cho những người lính Đồng minh ở và làm việc, các đồng chí cảnh vệ của ta đã dựng cho họ một căn lán nhỏ cách lán Nà Nưa (nơi ở và làm việc của Bác Hồ) khoảng 60m.
Du khách thăm lán Nà Nưa.

Tân Trào - Thủ đô Khu giải phóng, trung tâm Thủ đô kháng chiến

Tân Trào - Thủ đô Khu giải phóng, trung tâm Thủ đô kháng chiến là một chứng tích lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam trong Cách mạng Tháng Tám và 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nơi đây in đậm dấu ấn những hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận, các bộ, ban, ngành Trung ương trong kháng chiến.
Ngày 9/5/1968, Bộ trưởng Xuân Thủy, Trưởng Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến thủ đô Paris (Pháp), tiến hành cuộc đàm phán chính thức với Chính phủ Mỹ. (Ảnh: TTXVN)

Xuân Thủy- người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đồng chí Xuân Thủy là một nhà chính trị, nhà văn hóa, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông là biểu tượng của tinh thần yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Ông là ngọn cờ tập hợp đội ngũ báo chí; người sáng lập, Chủ tịch đầu tiên của Hội Nhà báo Việt Nam. Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông, Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu bài viết của nhà báo Nguyễn Sĩ Đại.