Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong chuyển đổi số khi hợp tác cùng NamiTech triển khai NamiSense – giải pháp AI đột phá giúp tối ưu hóa vận hành tổng đài chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện hiệu suất làm việc của tổng đài viên.
Sau ngày 30/12/2024, các tổ chức, doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU phải đáp ứng quy định của châu Âu về việc quản lý nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm không gây phá rừng, suy thoái rừng (EUDR). Tuy nhiên, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị vẫn chưa hoàn tất, khiến các doanh nghiệp ngành chế biến, xuất khẩu gỗ lúng túng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Chuỗi liên kết nuôi bò vàng của Hợp tác xã Cát Lý, xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên đã giúp nhiều hộ dân ở vùng cao Hà Giang giảm rủi ro trong phát triển chăn nuôi, nâng cao giá trị sản phẩm, mở hướng thoát nghèo bền vững.
Hải sản Na Uy, đặc biệt là cá hồi ngày càng phổ biến và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn cho thấy tiềm năng vô cùng mạnh mẽ của mặt hàng này tại thị trường Việt Nam.
Trong 5 tháng đầu năm 2024, toàn quốc đã ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm, khiến hơn 2.100 người mắc và 6 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2023, số vụ giảm 10%, số tử vong giảm 46%.
Sau chuyến công tác kiểm tra việc thực hiện các giải pháp chống IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định) tại các địa phương, đồng chí PHÙNG ÐỨC TIẾN, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về chống IUU, đã dành cho Báo Nhân Dân bài phỏng vấn về kết quả thực hiện tại các địa phương ven biển, nỗ lực của các cơ quan chức năng và triển vọng gỡ "thẻ vàng" trong khai thác hải sản...
Nhiều địa phương vùng trung du và miền núi phía bắc đang khuyến khích, vận động nhân dân sản xuất theo hướng liên kết và xây dựng thương hiệu. Bởi khi cây chè khẳng định được thương hiệu và có liên kết, người sản xuất sẽ tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, giá bán ổn định và cao hơn, từ đó nâng cao giá trị loại cây trồng này.
Việc chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh Sơn La đang diễn ra rất nhanh và mạnh trong các khâu, từ quá trình sản xuất, nuôi trồng đến truy xuất nguồn gốc và bán hàng, tạo thông tin minh bạch trong sản xuất nông nghiệp. Qua đó, đã và đang làm thay đổi cách quản lý, phương thức sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, hình thành một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh và phát triển bền vững.
Chất lượng và nguồn gốc của nông sản lâu nay luôn là vấn đề nóng trong tiêu dùng và giao thương, đặc biệt với xuất khẩu. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, xuất khẩu nông sản vẫn luôn là một “điểm sáng” và góp phần duy trì nguồn thu lớn cho nền kinh tế, với những thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và những hiệp định FTA mới được ký kết. Theo đó, việc triển khai truy xuất nguồn gốc nông sản ngày càng trở nên bức thiết, bởi đó là một trong những công cụ hữu hiệu giúp minh bạch nguồn gốc, bảo đảm chất lượng sản phẩm do có thể truy vết từng bước trong chuỗi hình thành sản phẩm, từ đó xúc tiến việc tiêu thụ hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong nước và thế giới.
Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa là bước đột phá quan trọng trong việc tạo tiền đề cho một hệ sinh thái về truy xuất nguồn gốc mà điểm nhấn quan trọng đó chính là xây dựng Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia. Với việc triển khai số hóa ngành nông nghiệp ngày càng phổ biến, coi đây là một trong những mục tiêu trọng tâm của ngành, việc ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc nông sản đang được triển khai tích cực. Tuy nhiên quá trình triển khai còn mang nặng tính hình thức, thiếu hiệu quả do nhiều doanh nghiệp, người dân chưa hiểu đúng và đủ về việc này, thiếu năng lực thực hiện, mặt khác hệ thống hạ tầng số còn thiếu và yếu, chưa kết nối, chưa đồng bộ...
Làm thế nào để việc triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp ngày càng hiệu quả, thực chất và phát huy được đầy đủ tác dụng của nó như là một công cụ hữu hiệu nhằm minh bạch nguồn gốc, tạo lòng tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trên thị trường là vấn đề trong tiêu điểm tháng 10 của Nhân Dân hằng tháng.
Việc xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ cho truy xuất nguồn gốc; đẩy mạnh chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc đã thể hiện nỗ lực của Việt Nam về quản lý an toàn thực phẩm, hướng đến nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm, bền vững. Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta đang đối mặt không ít thách thức, đòi hỏi phải sớm khắc phục tồn tại, hạn chế để truy xuất nguồn gốc sản phẩm hiệu quả và toàn diện, nhất là khi các thị trường xuất khẩu nông sản chính như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU)... đang ngày càng đẩy mạnh áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên tất cả các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.
Được đánh giá là “hiện tượng nông nghiệp” và trở thành vùng trồng cây ăn quả lớn nhất miền bắc với những dấu ấn nổi bật, tỉnh Sơn La đã tạo ra các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng có mặt tại nhiều nước trên thế giới. Kết quả khả quan đó do làm tốt việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, góp phần xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông sản.
Những lợi ích thiết thực từ việc minh bạch nguồn gốc nông sản là không thể phủ nhận, vậy làm thế nào để tiếp tục thúc đẩy triển khai việc truy xuất nguồn gốc một cách hiệu quả, thực chất. Nhà quản lý, các chuyên gia đầu ngành, hộ sản xuất bày tỏ ý kiến với Nhân Dân hằng tháng.
Nền tảng số là giải pháp để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Vì vậy, cần nắm bắt cơ hội, phát triển, phổ cập thật nhanh các nền tảng số quốc gia phục vụ các nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Ngày nay, việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, công tác này đang gặp không ít khó khăn, đòi hỏi cần có những giải pháp hỗ trợ.
Từ nhiều năm nay, huyện Kon Plông đã trở thành trung tâm du lịch của tỉnh Kon Tum với khả năng thu hút hàng triệu du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Được thiên nhiên ưu đãi với thời tiết mát mẻ quanh năm, huyện đang tích cực xây dựng nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao gắn liền với du lịch.
Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện Ðề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (Ðề án). Kết quả đến nay đã góp phần hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật, văn bản, tài liệu hướng dẫn về truy xuất nguồn gốc; nâng cao nhận thức xã hội về truy xuất nguồn gốc; xây dựng nền tảng hệ thống truy xuất nguồn gốc thống nhất. Tuy nhiên, nhiều địa phương lại gặp khó khăn, lúng túng trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các nhiệm vụ của Ðề án.
Thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) liên quan đến quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), thời gian qua ngành thủy sản và 28 địa phương ven biển đã có những nỗ lực tích cực trong việc hoàn thiện khung pháp lý; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu và nhất là chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác.