Truy xuất nguồn gốc là trọng tâm của chuyển đổi số nông nghiệp
Truy xuất nguồn gốc là một trong 8 vấn đề trọng tâm của chuyển đổi số nông nghiệp. Để số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản thực sự đi vào thực tiễn, có tính hiệu quả cao, rất cần sự tham gia, phối hợp của tất cả các bên, từ quản lý Nhà nước tới doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân.
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện Việt Nam có 19.000 hợp tác xã nông nghiệp, 14.200 doanh nghiệp nông nghiệp, 7.500 cơ sở chế biến nông nghiệp, 9.400 siêu thị và chợ hạng 1… Đây là các dữ liệu cấu thành Big data của ngành nông nghiệp. Do đó, truy xuất nguồn gốc phải tổng thể và rất cụ thể.
Bên cạnh đó, nông nghiệp còn có quá nhiều cấu phần, chỉ tính riêng khâu sản xuất đã rất nhiều. Ngành nông nghiệp xác định sẽ xây dựng kiến trúc, công nghệ có lộ trình. Việc áp dụng sẽ ưu tiên các sản phẩm xuất khẩu chính ngạch, cùng với đó là quan tâm thị trường nội địa.
Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nguyên tắc để quản lý truy xuất nguồn gốc là chúng ta cần kiểm soát toàn bộ thông tin từ trang trại, vườn trồng đến sơ chế, đóng gói, chế biến, lưu kho, vận chuyển, phân phối và tiêu dùng. Vườn trồng hoặc cơ sở đóng gói có nhu cầu đăng ký mã số thì trước tiên phải bảo đảm tuân thủ các yêu cầu của nước nhập khẩu.
Hiện nay, Cục Bảo vệ thực vật đang xây dựng phần mềm quản lý cơ sở đóng gói. Các chủ cơ sở đóng gói có thể liên hệ với Cục Bảo vệ thực vật để có tài khoản dùng thử.
Bên cạnh đó, Cục Bảo vệ thực vật đã xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu. Hệ thống sử dụng cho các cơ quan quản lý (Cục Bảo vệ thực vật và cơ quan đầu mối tại các địa phương) và kết nối dữ liệu với “Nhật ký đồng ruộng” và trong tương lai là phần mềm về “quản lý cơ sở đóng gói”.
Chia sẻ về Hệ thống Truy xuất nguồn gốc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Hoài Nam, đại diện Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp cho biết, hệ thống hiện đang kết nối, chia sẻ dữ liệu với 8 hệ thống truy xuất nguồn gốc của 8 tỉnh, thành phố và có hơn 3.964 doanh nghiệp với bộ mã truy xuất nguồn gốc của 16.987 sản phẩm nông sản thực phẩm.
Việt Nam phải có cách thức chuẩn hóa cả về mặt kỹ thuật và tiêu chuẩn đối với giải pháp truy xuất nguồn gốc hàng hóa. |
Cần chuẩn hóa hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa
Để hệ thống truy xuất nguồn gốc tại Bộ hoạt động thực sự hiệu quả, ông Nam cho rằng, rất cần sự kết nối, dẫn dắt của Cổng truy xuất nguồn gốc quốc gia. Do đó, truy xuất nguồn gốc nông sản nói riêng và các sản phẩm khác nói chung cần được xây dựng, phát triển theo hướng kết nối, liên thông và tập trung.
Cùng chung quan điểm cần xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung để định danh các tác nhân như: Sản xuất, chế biến, vận chuyển, phân phối…, ông Nguyễn Thế Tiệp, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả cho rằng, hiện các đơn vị cung cấp dịch vụ đa phần kín, làm sao kết nối, chia sẻ được dữ liệu giữa hàng trăm, hàng nghìn đơn vị cung cấp giải pháp thành hệ sinh thái.
Có thể thấy, trong giai đoạn số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm đang mang lại những lợi ích thiết thực cho phát triển nông nghiệp, dẫn đường cho xây dựng thương hiệu nông sản, thực phẩm Việt Nam, rất cần sự tham gia tích cực của quản lý nhà nước tới doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân để hiện thực hóa mục tiêu nền nông nghiệp minh bạch - trách nhiệm - bền vững”.
Việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa không phải là hoạt động mới đối với các doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng bài bản các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế vào trong quy trình sản xuất sản phẩm. Việc truy xuất nguồn gốc giúp kiểm soát được chất lượng, độ an toàn và cũng là công cụ cho doanh nghiệp khi gặp vấn đề lỗi sản phẩm đã cung cấp ra thị trường thì có cách thức truy vết, thu hồi sản phẩm.
Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ)
Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) chia sẻ: Việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa không phải là hoạt động mới đối với các doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng bài bản các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế vào trong quy trình sản xuất sản phẩm. Việc truy xuất nguồn gốc giúp kiểm soát được chất lượng, độ an toàn và cũng là công cụ cho doanh nghiệp khi gặp vấn đề lỗi sản phẩm đã cung cấp ra thị trường thì có cách thức truy vết, thu hồi sản phẩm.
Đối với người tiêu dùng khi mua và sử dụng sản phẩm đều có nhu cầu tìm hiểu những thông tin nguồn gốc sản phẩm đó như thế nào để phòng tránh trường hợp sử dụng phải hàng giả, hàng nhái hoặc hàng kém chất lượng.
Trước đây, với các tem, nhãn dán trên sản phẩm, thông tin rất giới hạn, không đầy đủ hoặc thông tin không chính xác. Ngày nay, các giải pháp công nghệ để truy xuất nguồn gốc đã được phát triển rộng rãi để người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm thông qua chiếc điện thoại thông minh. Từ đó, sản phẩm trên thị trường được kiểm soát chất lượng minh bạch, người tiêu dùng có niềm tin với sản phẩm của doanh nghiệp.
Khó khăn thứ nhất hiện nay là không phải doanh nghiệp nào cũng ứng dụng giải pháp công nghệ về truy xuất nguồn gốc, bảo đảm minh bạch thông tin cho người tiêu dùng. Thứ hai là có rất nhiều giải pháp về truy xuất nguồn gốc nhưng những giải pháp đó đã đúng bản chất về truy xuất nguồn gốc hay chưa, có thực sự cung cấp thông tin chính xác của doanh nghiệp và sản phẩm tới người tiêu dùng hay không thì đến nay chúng ta vẫn chưa kiểm soát được.
Tìm giải pháp chuyển đổi số thúc đẩy ngành nông nghiệp bền vững
Chính vì vậy, Việt Nam phải có cách thức chuẩn hóa cả về mặt kỹ thuật và tiêu chuẩn đối với giải pháp truy xuất nguồn gốc hàng hóa để thống nhất triển khai tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, chúng ta cần tìm hiểu các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc của nước ngoài để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu hàng hóa.