Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 188/2025/QH15 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hai thành phố đã triển khai ngay các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị theo quy hoạch, tạo lập hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển.
Quốc hội chính thức thông qua việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án, đáp ứng nhu cầu vận tải công cộng.
Ngày 12/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch được duyệt với quan điểm cốt lõi “con người là trung tâm của sự phát triển” với tầm nhìn đến 2050, xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành “Nơi đáng đến và lưu lại, nơi đáng sống và cống hiến”.
Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị (Metro) Thành phố Hồ Chí Minh về định hướng phát triển đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị vừa được Uỷ ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố cuối năm diễn ra từ ngày 9 đến 11/12.
Sau 70 năm xây dựng và phát triển, Thủ đô Hà Nội trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, mang trên mình sứ mệnh và trách nhiệm đặc biệt là thành phố gương mẫu đi đầu cả nước. Để hoàn thành trọng trách đó, Hà Nội cần sự quan tâm, tạo điều kiện từ Trung ương và Luật Thủ đô 2024 đã bổ sung những cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố. Điều cần thiết bây giờ là Hà Nội cần đổi mới tư duy, hành động trong việc huy động sức mạnh tổng hợp, triển khai thi hành Luật, đem lại chuyển biến trên một số lĩnh vực.
Sáng 24/9, tại thành phố Cần Thơ, KITA Group khởi động chương trình phân phối dự án Stella Icon dành cho các đối tác chiến lược với chủ đề “Khởi động chuyên cơ tỷ phú”, tại khu đô thị sân bay KITA Airport City.
Hai tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội đã được đưa vào khai thác, tạo sức hút lớn đối với người dân, vừa góp phần hiện đại hóa mạng lưới vận tải hành khách công cộng, vừa giảm ùn tắc giao thông hiệu quả. Đây là cơ sở quan trọng để thành phố phát triển mạnh hệ thống đường sắt đô thị trong giai đoạn tới.
Đồng Nai là tỉnh có vị trí trọng yếu ở khu vực phía nam, trung tâm công nghiệp và phát triển đô thị. Thế nhưng, những năm gần đây việc phát triển đô thị ở Đồng Nai chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Vậy, đâu là nguyên nhân để phát triển đô thị ở Đồng Nai thời gian tới trong bối cảnh hàng loạt công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia sắp đưa vào hoạt động trên địa bàn, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ khoa học, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, Chuyên gia quy hoạch đô thị.
Tại kỳ họp thứ 15 tổ chức vào ngày 29/3, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 16, nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ xem xét thông qua đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; trong đó, hai nội dung được cử tri quan tâm là đề xuất áp dụng mô hình “thành phố trong Thủ đô” và định hướng quy hoạch cảng hàng không quốc tế thứ hai của Hà Nội.
Sáng kiến đầu tư theo hình thức PPP++ được các doanh nghiệp, ngân hàng, quỹ đầu tư và các đối tác khác cùng thảo luận sôi nổi tại Hội nghị “Tiềm năng và cơ hội đầu tư hạ tầng giao thông theo mô hình PPP++” vừa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tập trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của phương tiện cá nhân cùng với việc tăng dân số cơ học đã khiến cho bài toán ùn tắc giao thông trở nên nan giải.
Phương án đầu tư kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 1, Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) kết nối Bình Dương và Đồng Nai có chiều dài 53,3 km vừa được Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất, gửi Ủy ban nhân dân thành phố và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương được đánh giá là khả thi, giúp kết nối hạ tầng giao thông có sức chở lớn cho cả ba địa phương vùng Đông Nam Bộ cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Theo Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch số 519), Hà Nội sẽ xây dựng chín tuyến đường sắt đô thị, kéo dài các tuyến đường sắt đô thị kết nối với các đô thị vệ tinh với tổng chiều dài 417,8 km.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, mô hình TOD sẽ giúp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lại không gian đô thị, hình thành các khu đô thị nén mật độ cao chung quanh các nhà ga, trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện chỉnh trang lại đô thị, tạo thêm quỹ đất cho không gian mảng xanh và các dịch vụ công cộng.
Một trong những nội dung UBND Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất Quốc hội xem xét khi thay thế Nghị quyết 54/2017/QH14 là cho phép thành phố thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) nhằm thu hút, chỉnh trang, phát triển đô thị, tạo quỹ đất để lựa chọn nhà đầu tư, nhằm thiết lập một hệ thống giao thông hiện đại, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở một siêu đô thị như Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI và 5 năm thực hiện thí điểm Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, xã hội, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 (Luật Đường sắt năm 2017) về cơ bản có nhiều quy định phù hợp thực tế, tạo chuyển biến tích cực cho hoạt động đường sắt.