Thời gian qua, ngành ngân hàng tiên phong đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội và quản trị). Các tổ chức tín dụng đã tăng cường quản lý rủi ro về môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, dư nợ tín dụng được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt 3,28 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 22,33% trên tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế, tăng 15,62% so cuối năm 2023.
Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt nhiều thách thức về biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng, việc giảm sử dụng năng lượng hóa thạch, tăng tốc phát triển năng lượng tái tạo tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong việc tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngày 24/10, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) cho biết, kết thúc quý III/2024, ACB đạt kết quả kinh doanh với các chỉ số tài chính được duy trì tốt, giúp ngân hàng khẳng định vị thế là một trong các Ngân hàng Thương mại cổ phần dẫn đầu về hiệu quả hoạt động trên thị trường.
Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động bậc nhất cả nước, tập trung nhiều khu công nghiệp với nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất, nhập khẩu. Do đó, việc hỗ trợ tín dụng xanh để phát triển kinh tế xanh là xu thế và là yêu cầu cấp bách để doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, phát triển bền vững.
Các nước phát triển đã dựng “hàng rào” về phát thải các-bon, có hiệu lực chính thức từ tháng 1/2026 để thúc đẩy các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam thực hiện giảm phát thải. Do vậy, việc thực hành ESG (bộ ba tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị để đo lường về phát triển bền vững) đang được coi là xu thế không thể đảo ngược trong hoạt động của các doanh nghiệp.
Ngày 5/8, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu cho biết, ACB vừa lần thứ 3 liên tiếp được xướng tên trong Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam - Top 50 Corporate Sustainability Awards (CSA), tại đồng thời 2 hạng mục Hoạt động CSR nổi bật (tiêu chí Xã hội-Social) và Quản trị Doanh Nghiệp xuất sắc (tiêu chí Quản trị- Governance).
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam (AFD Việt Nam) vừa ký Thỏa ước tín dụng Hạn mức tín dụng khí hậu trị giá 50 triệu EUR để tài trợ cho các dự án giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn để tăng trưởng bền vững là bước đi tất yếu của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khai thác và sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực như thế nào để phát triển kinh tế xanh như một động lực tăng trưởng kinh tế của đất nước. Hiện nay, ngoài yếu tố cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, thì yếu tố vốn tín dụng của ngân hàng đã và đang giữ vai trò vô cùng quan trọng.
Ngày 6/6, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững: Kinh nghiệm và thực tiễn triển khai”.
Dù Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, ngành ngân hàng và các bộ, ngành khác cũng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ, nhưng trên thực tế đến nay, việc triển khai mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (“Techcombank”) vừa được tạp chí Global Finance có trụ sở tại Hoa Kỳ vinh danh là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong khuôn khổ lễ trao giải lần thứ 31 “Ngân hàng tốt nhất thế giới” được Tạp chí này tổ chức thường niên trên quy mô toàn cầu.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp cả nước ta, góp phần quan trọng như tạo việc làm cho lực lượng lao động, tăng thu ngân sách. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp này tiếp cận nguồn vốn thông qua xếp hạng tín nhiệm là một bước đà để phát triển nền kinh tế, đặc biệt trong thị trường hội nhập đầy cạnh tranh hiện nay.
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LPBank – mã chứng khoán LPB) vừa công bố kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2023 với lợi nhuận vượt 7.000 tỷ đồng, tăng trưởng 24% so năm trước, tiếp tục nằm trong top đầu ngành về hiệu quả hoạt động với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROEA đạt 19,16%.
Ngày 8/1, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) cho biết, ACB chính thức triển khai gói tín dụng xanh/xã hội 2.000 tỷ đồng cùng nhiều ưu đãi dành cho các doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh có lợi cho môi trường và xã hội.
Việc thực thi Bộ chỉ số ESG (E-Environmental: Môi trường; S-Social: Xã hội và G-Governance: Quản trị) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để hướng đến toàn diện các mục tiêu ESG tham vọng trong lĩnh vực ngân hàng đang đặt ra rất nhiều thách thức.
Là một quốc gia đang phát triển với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng, đồng thời phải đối mặt với những áp lực lớn từ thiên tai, ô nhiễm môi trường (không khí, nguồn nước) và biến đổi khí hậu, Việt Nam cần lượng vốn lớn đầu tư vào các lĩnh vực xanh, như: năng lượng tái tạo, chuyển đổi năng lượng, xử lý chất thải…
Trong thời gian qua, Việt Nam đã bắt đầu quan tâm, triển khai các kế hoạch hành động nhằm khởi động và phát triển tài chính xanh và đạt được những thành tựu nhất định.
Tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai, dù đã có những tín hiệu tích cực nhưng lĩnh vực này ở Việt Nam vẫn tồn tại một số khó khăn, chưa khai thác hết tiềm năng.
Tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Tuy nhiên qua thực tế triển khai, dù đã có những tín hiệu tích cực nhưng lĩnh vực này ở Việt Nam vẫn tồn tại một số khó khăn, chưa khai thác hết tiềm năng.
Nhận thức của hệ thống ngân hàng thời gian qua đã có sự chuyển biến rõ rệt trong thực hiện cấp tín dụng cho các ngành, lĩnh vực xanh, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để thực hiện mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến cuối năm 2022, dư nợ cấp tín dụng cho các dự án xanh đạt giá trị tương đương hơn 21 tỷ USD, chiếm tỷ trọng hơn 4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tăng gần 13% so với cuối năm 2021.
Kinh tế tuần hoàn có thể đem lại nhiều cơ hội theo đuổi đa dạng hóa kinh tế và tiếp cận các thị trường có giá trị cao hơn. Khi có cơ chế thử nghiệm, nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ yên tâm triển khai các ý tưởng, sáng kiến kinh tế tuần hoàn, đóng góp vào quá trình chuyển đổi xanh, phục hồi xanh.
Ngày 12/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, đến nay đã có 39/129 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ xanh, đạt hơn 500.524 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4,2% dư nợ tín dụng của nền kinh tế, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (chiếm tỷ trọng 46,7%) và nông nghiệp xanh (chiếm tỷ trọng hơn 31%).
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố tăng gấp đôi hạn mức tài trợ thương mại cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) lên 60 triệu USD, đồng thời nâng hạn mức vay tuần hoàn từ 5 triệu USD lên 10 triệu USD.
Tại Hội nghị COP26 Việt Nam đã có cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Đây là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam nói chung và hệ thống tài chính, ngân hàng Việt Nam nói riêng.
Biến đổi khí hậu, cùng với tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hóa đã tác động nhiều đến môi trường, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội và đời sống người dân cả nước.