Thời gian qua, ngành ngân hàng tiên phong đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội và quản trị). Các tổ chức tín dụng đã tăng cường quản lý rủi ro về môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, dư nợ tín dụng được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt 3,28 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 22,33% trên tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế, tăng 15,62% so cuối năm 2023.
Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng, sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Các nước phát triển đã dựng “hàng rào” về phát thải các-bon, có hiệu lực chính thức từ tháng 1/2026 để thúc đẩy các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam thực hiện giảm phát thải. Do vậy, việc thực hành ESG (bộ ba tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị để đo lường về phát triển bền vững) đang được coi là xu thế không thể đảo ngược trong hoạt động của các doanh nghiệp.
Trong 2 ngày 8 và 9/8, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) phối hợp Đại học Lincoln (Vương quốc Anh), Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore)… tổ chức hội thảo khoa học quốc tế thường niên “International Conference on Business and Finance 2024” (ICBF 2024).
Tập đoàn SCG vừa được vinh danh Top 1% Đánh giá doanh nghiệp bền vững toàn cầu của S&P (Top 1% S&P Global Corporate Sustainability Assessment) trong Niên giám bền vững năm 2024 (Sustainability Yearbook) bởi S&P Global Inc.
Tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Farnborough Airshow 2024 đang diễn ra tại London (Vương quốc Anh), ngay sau khi ký hợp đồng đặt hàng tàu bay A330neo, hãng hàng không Vietjet và Rolls-Royce, tập đoàn kỹ thuật và hàng không vũ trụ hàng đầu của Anh đã ký thỏa thuận cung cấp 40 động cơ Trent 7000 và dịch vụ kỹ thuật động cơ TotalCare cho 20 máy bay Airbus A330neo mới.
Ngày 3/7, tại Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp Viện thành viên Hội đồng quản trị Việt Nam (VIOD) tổ chức Hội nghị Nâng cao chất lượng quản trị công ty cho các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.
Thực hiện bộ tiêu chí về ESG (môi trường, xã hội, quản trị) là chìa khóa để bảo đảm sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp và cả cộng đồng. Đây là xu hướng chung của toàn cầu. Các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như Việt Nam cần có chiến lược thực hiện. Các chuyên gia cho rằng, việc thực hành bộ tiêu chí ESG ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm, bởi đây là tiền đề hướng đến sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Chiều 20/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế (CIIS) phối hợp Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) tổ chức hội thảo “ESG - Chìa khóa cho phát triển bền vững: Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả”.
Các tiêu chí ESG (Môi trường - xã hội - quản trị) và kinh tế tuần hoàn đã được nhiều quốc gia nhận định là cuộc cách mạng xanh của thế kỷ 21 và rất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam.
Ngày 6/6, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững: Kinh nghiệm và thực tiễn triển khai”.
Trên thực tế, việc áp dụng các tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị (gọi tắt là ESG), đang trở thành thước đo để đánh giá khả năng triển khai mô hình kinh doanh bền vững của doanh nghiệp. Cơ hội mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác của các doanh nghiệp thành công trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG đang dần tỏ ra vượt trội so với những chủ thể khác.
Ngày 10/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, với chủ đề “Chuyển đổi số xanh - Tăng trưởng bền vững”, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức khai mạc Hội nghị và Triển lãm Biztech Việt Nam 2024.
Ngày 16/4, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phát triển bền vững trong sản xuất thực phẩm và nông sản: Bền vững môi trường, xã hội và quản trị (ESG); Kiểm soát khí nhà kính (GHGs); Chứng nhận không phá rừng (EUDR)”.
Ngày 26/3, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), cùng Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh (DXCenter) tổ chức Hội thảo "Sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh".
Bộ chỉ số môi trường-xã hội-quản trị (ESG) đã và đang trở thành xu hướng nổi trội, ngày càng nhận được sự quan tâm rộng rãi không chỉ của các doanh nghiệp mà của cả hệ thống chính trị, đặc biệt trong việc hiện thực hóa cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
Việc thực thi Bộ chỉ số ESG (E-Environmental: Môi trường; S-Social: Xã hội và G-Governance: Quản trị) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để hướng đến toàn diện các mục tiêu ESG tham vọng trong lĩnh vực ngân hàng đang đặt ra rất nhiều thách thức.
Đồng hành cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam 2023, Tập đoàn SCG mới đây đã chia sẻ những sáng kiến trong việc áp dụng nguyên tắc ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị minh bạch) vào quá trình hoạt động, hướng đến kinh tế tuần hoàn. Nổi bật trong số đó là những giải pháp từ 3 nhóm ngành kinh doanh cốt lõi của SCG gồm các sản phẩm mang nhãn SCG Green Choice, nhựa Polymer Xanh và bao bì từ vật liệu nhựa thân thiện môi trường R1 và R1+.
Phát triển bền vững theo tiêu chí ESG (Enviromental-Môi trường; Social-Xã hội; Gorvernance-Quản trị) đã và đang trở thành xu hướng chung của thế giới. Tại các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, xu hướng này đang được thành phố, doanh nghiệp tập trung thực hiện. Tuy nhiên, để đạt kết quả nhanh hơn, đòi hỏi nhiều cơ chế, chính sách hiệu quả cùng nỗ lực lớn của các doanh nghiệp.
Trong xu hướng chuyển đổi xanh đang diễn ra trên thế giới nhằm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững, ngày càng nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thể hiện sự quan tâm tới các tiêu chí Môi trường-Xã hội-Quản trị (ESG). Tuy nhiên, việc lồng ghép cũng như kết hợp những tiêu chí này vào quá trình phát triển của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.
Nhiều doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước chuyển đổi quy trình sản xuất sang kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, bởi đây là một xu thế tất yếu. Do đó, Chính phủ và thành phố cần có các chính sách hỗ trợ hợp lý làm động lực cho doanh nghiệp tham gia phát triển bền vững.
Theo các chuyên gia, sự chuyển dịch mạnh mẽ của chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ mang lại nhiều cơ hội, cũng như không ít thách thức đi kèm cho doanh nghiệp trong nước. Trước bối cảnh này, các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, điện tử cần có bước chuyển mình để phát triển một thế hệ doanh nghiệp nội địa mới.
Ngày 2/6, Hội Doanh nghiệp Cơ khí-Điện Thành phố Hồ Chí Minh (HAMEE) phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức hội thảo “ESG-Dịch chuyển tất yếu của chuỗi cung ứng toàn cầu”.
Mới đây, Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Hội thảo “Kinh doanh bền vững: Chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh”.
Trưa 10/2, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc ăn trưa làm việc với các Quỹ đầu tư lớn của Singapore và của nước ngoài có trụ sở tại Singapore để tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp).
Các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trong đầu tư và phát triển đang góp phần biến rủi ro thành động lực đổi mới, tạo ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp và xã hội. Việc thúc đẩy áp dụng ESG trong toàn bộ chuỗi giá trị sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đóng góp nhiều hơn vào tiến trình phát triển bền vững, mang lại tác động lan tỏa lớn hơn trong cộng đồng.
Trong 2 ngày 3-4/11, Hội Nghị CSR & ESG Toàn Cầu 2022 đã được diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Beyond Net Zero & ESG” (Net Zero, ESG và Hơn thế nữa). Trong khuôn khổ Hội nghị, đã có những doanh nghiệp Việt đã được vinh danh từ hơn 350 bài dự thi từ nhiều quốc gia. Đáng chú ý, Vinamilk là doanh nghiệp Việt được vinh danh ở 2 hạng mục lớn: Giải thưởng “Doanh nghiệp dẫn đầu CSR và ESG” (Thứ hạng Vàng) và “Doanh nghiệp CSR tiêu biểu của Việt Nam” (Thứ hạng Bạch Kim).