Triển khai các Kết luận số 126-KL/TW, số 127-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục nghiên cứu, đề xuất tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, theo Kế hoạch số 43-KH/BCĐ của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18 (Ban Chỉ đạo), thời hạn báo cáo Trung ương, Bộ Chính trị đối với từng nội dung công việc cụ thể đang đến sát gần.
Thường trực Ban Chỉ đạo về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Quảng Bình cho biết, đến thời điểm này, các địa phương cấp huyện đã trình phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã lên cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, số lượng đơn vị hành chính cấp xã được sắp xếp dự kiến còn 27 đơn vị, giảm 82% so với lúc chưa sáp nhập.
Sở Nội vụ Nghệ An vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân 20 huyện, thành phố, thị xã trong toàn tỉnh đề nghị xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, tỉnh Nghệ An dự kiến giảm từ 412 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại, xuống còn từ 88 đến 95 đơn vị.
Ngày 20/3, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Quảng Bình Lê Ngọc Quang tổ chức phiên họp lần thứ nhất để thảo luận, đánh giá tình hình thực tế và triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo định hướng của Trung ương.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 571/QĐ-TTg ngày 12/3/2025 thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Chiều 11/3, tại Trụ sở Chính phủ, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126 và 127-KL/TW, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.
Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025, tỉnh Thái Nguyên giảm năm xã, đội ngũ cán bộ, công chức được sàng lọc, tinh giản, mỗi năm tiết kiệm chi ngân sách hàng tỷ đồng. Ðiều này đã tạo không gian phát triển cho đơn vị hành chính mới, nhân dân phấn khởi, cơ sở vật chất được sử dụng hoặc có phương án sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí.
Sáng 1/1/2025, các xã, thị trấn của tỉnh Vĩnh Phúc đồng loạt thực hiện công tác sáp nhập theo Nghị quyết 1287 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025; tiến hành bầu các chức danh theo quy định.
Sáng 30/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị của tỉnh.
Sắp xếp các đơn vị hành chính phường trên địa bàn quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng là yêu cầu cần thiết góp phần tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách Nhà nước, mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng, lợi thế của các phường, phục vụ người dân tốt hơn.
Quận Lê Chân có 12 đơn vị hành chính phường phải sắp xếp, là một trong những đơn vị có tỷ lệ sắp xếp, sáp nhập cao nhất thành phố Hải Phòng. Theo Nghị quyết số 1232/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023-2025, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, sau khi sắp xếp, quận Lê Chân có 7 phường.
Theo Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023-2025, sau sắp xếp, tỉnh Thanh Hóa có 26 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 22 huyện, 2 thị xã và 2 thành phố; 547 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 452 xã, 63 phường và 32 thị trấn.
Theo Nghị quyết số 1232/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023-2025, sau khi sắp xếp, thành phố Hải Phòng có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 8 quận, 6 huyện và 1 thành phố; 167 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 79 phường, 7 thị trấn và 81 xã.
Việc triển khai công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành khối lượng công việc lớn, với sự vào cuộc tích cực, chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đồng thuận cao của cử tri và nhân dân.
Theo Bộ Nội vụ, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 vừa qua đã gặp những khó khăn không nhỏ làm ảnh hưởng tiến độ chung của việc thực hiện.
Thực hiện yêu cầu về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, thời gian qua, Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, tích cực chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động; tổ chức các kỳ họp đúng luật định, khoa học, dân chủ và trí tuệ; ban hành nhiều nghị quyết quan trọng để triển khai kịp thời và hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Theo Nghị quyết số 1278/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025, sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh có 22 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 16 quận, năm huyện và một thành phố; 273 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 210 phường, 58 xã và năm thị trấn.
Chiều 17/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 ngày 28/9/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023- 2025.
Sáng 10/12, tại Phiên họp thứ 40, với 100% thành viên có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2025, trong đó có thành lập thành phố Hoa Lư mới.
Theo Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025, Hà Nội sẽ sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay. Sau sắp xếp thành phố dôi dư 831 cán bộ và hơn 90 trụ sở công.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển huyện Hiệp Hòa trở thành thị xã vào năm 2027. Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 góp phần mở rộng không gian phát triển, tập trung nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương để phát triển bền vững.
Làm tốt công tác cán bộ, không để ảnh hưởng đến nhiệm vụ và bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người dân, doanh nghiệp. Quan điểm chỉ đạo này đang được các cấp, các ngành thành phố Hà Nội tập trung triển khai để cụ thể hóa việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã.
Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 1279/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2023-2025 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, tỉnh Quảng Ngãi đã chuẩn bị khá chu đáo các nội dung liên quan, nhất là xây dựng nhiệm vụ, lộ trình, thời gian và trách nhiệm tổ chức thực hiện để các cơ quan, đơn vị làm cơ sở triển khai; đồng thời, tổ chức thông tin, truyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của cán bộ, công chức, đảng viên và nhân dân trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh.
Ngày 4/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết vừa ban hành Kế hoạch số 230/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết số 1279/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025, được thông qua ngày 14/11/2024.
Ngày 21/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội đã sẵn sàng vận hành những đơn vị hành chính mới với sự đồng thuận rất cao của người dân.
Ngày 22/11, tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết số 1255/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025. Sau sắp xếp, Bắc Ninh giảm 5 đơn vị hành chính cấp xã.
Ngày 21/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp, thành lập đối với 6 đơn vị hành chính cấp huyện và 361 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 5 đơn vị hành chính cấp huyện và 200 đơn vị hành chính cấp xã mới của 12 tỉnh, thành phố.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Thanh Hóa. Theo đó Thanh Hóa giảm một đơn vị hành chính cấp huyện, giảm 11 đơn vị cấp xã, thành lập 4 phường, 2 thị trấn, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thêm không gian, động lực phát triển.
Thực hiện các quy định của Trung ương về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Hưng Yên đã tích cực chỉ đạo, thể chế hóa bằng 141 văn bản và tạo mọi điều kiện về cơ chế, chính sách để các cơ quan, địa phương tích cực triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ, hiệu quả. Vừa qua, Nghị quyết số 1248 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2023-2025 được ban hành.