Những ngày thu, Hà Nội như bức tranh gợi lên bao cảm xúc bởi vẻ đẹp của tiết trời đặc trưng này. Đâu phải ngẫu nhiên mà mùa thu Hà Nội đi vào thơ, văn, nhạc, họa của biết bao lớp văn nghệ sĩ. Từ các tác phẩm ấy, mùa thu Hà Nội càng trở nên nồng nàn, đáng nhớ hơn.
Ðồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của cả nước, cung cấp hơn 50% sản lượng lúa và 90% khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón không hợp lý phần nào khiến đất trồng lúa bị suy thoái. Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón đang là thách thức của vùng.
Theo đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, bên cạnh nâng cao chất lượng, sản lượng lúa và giảm lượng phát thải khí nhà kính, tất cả rơm rạ tại các vùng chuyên canh lúa được thu gom khỏi đồng ruộng để chế biến, tái sử dụng.
Hiện nay, lượng phụ phẩm trong sản xuất và chế biến lúa gạo ở nước ta rất lớn và đa dạng. Việc tái sử dụng phụ phẩm lúa gạo được đánh giá sẽ mang lại nguồn kinh tế cao, giảm phát thải khí nhà kính...
Chị Châu Thị Nương là người dân tộc Khmer ở tỉnh An Giang đã tự tin ứng dụng công nghệ cao vào trồng, chế biến nấm mối sạch và nấm dược liệu, từng bước thành lập thương hiệu "Nấm mối nàng Nương".
Trong thành phần của một đội cồng chiêng các dân tộc ở Tây Nguyên, ngoài người tham gia đánh chiêng và múa xoang thường có sự xuất hiện của các Pram (nghệ nhân hóa trang) và Pơtual (múa hề).Trong thành phần của một đội cồng chiêng các dân tộc ở Tây Nguyên, ngoài người tham gia đánh chiêng và múa xoang thường có sự xuất hiện của các Pram (nghệ nhân hóa trang) và Pơtual (múa hề).
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024; các lĩnh vực trọng tâm kiểm tra bao gồm: Kiểm tra chuyên đề công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (lần đầu) tại các quận, huyện; cấp giấy phép xây dựng; đầu tư, đăng ký kinh doanh... được cấp từ ngày 1/1/2022 đến thời điểm kiểm tra.
Thời gian qua, nông dân nhiều địa phương trên cả nước đã và đang quan tâm triển khai canh tác lúa thân thiện với môi trường. Sản xuất theo phương thức này góp phần giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao thu nhập, bảo vệ sức khỏe người trồng lúa, tái tạo đất hướng đến nền nông nghiệp sinh thái trong thời gian tới.
Ngày 19/9, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài phối hợp Cảng vụ Hàng không miền bắc và chính quyền xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) phổ biến kiến thức pháp luật bảo đảm an toàn hàng không và xử lý rơm rạ sau thu hoạch năm 2023 đến các hộ dân sản xuất nông nghiệp nhằm tuyên truyền văn hóa an toàn hàng không.
Gắn bó với công việc và bằng nhiệt huyết sáng tạo, công nhân viên chức lao động Thủ đô đã có nhiều sáng kiến mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm lợi cho doanh nghiệp, có ích cho cộng đồng.
Theo thống kê, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 47 triệu tấn rơm rạ được tạo ra từ sản xuất lúa nhưng mới khoảng 30% được thu gom và sử dụng với mục đích làm nấm rơm, thức ăn chăn nuôi, đệm lót…
Ngày 14/7, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Viện nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang tổ chức buổi trình diễn đồng ruộng và trao đổi về thu gom, xử lý và sử dụng rơm rạ bền vững.
Ngày 23/6, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình phối hợp Công ty TNHH Thiên Trường tổ chức hội thảo trình diễn máy cuộn rơm. Đây được xem là giải pháp hữu ích hiện nay để giải quyết triệt để số lượng lớn rơm rạ trên cánh đồng sau các vụ sản xuất.
Trong triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vấn đề giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa đang được các địa phương quan tâm và nỗ lực thực hiện. Tuy nhiên, đây là hướng đi mới với nhiều thách thức đang đặt ra trên các khía cạnh như: đổi mới tư duy sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ và huy động vốn đầu tư…