Với Tây Nguyên, không thể phủ nhận rằng, chúng ta đã có những chính sách ưu đãi, cũng như đã rất lo lắng về sự mai một của nền văn hóa truyền thống quý giá ở khu vực này.
Đồng bào Giẻ Triêng ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum có một lễ hội truyền thống rất độc đáo là lễ hội Cha Kchiah (hay còn gọi là lễ hội ăn than). Tiếng dân tộc Giẻ Triêng, từ Cha là ăn, còn Kchiah là than, vừa là tên gọi của một loài cây mà người Giẻ Triêng dùng để đốt lấy than, phục vụ cho lò rèn truyền thống.
Những vũ điệu truyền thống rộn ràng, sâu thẳm trên nền nhạc cụ dân tộc, cùng tiếng cồng, tiếng chiêng của đồng bào dân tộc Ba Na, Xơ Đăng ở bắc Tây Nguyên đã cuốn hút người dân địa phương và du khách. Đêm giao lưu, trình diễn cồng, chiêng, xoang và nhạc cụ các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) thu hút sự tham gia của gần 300 nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các câu lạc bộ văn hóa dân gian, các đội cồng, chiêng-xoang các lứa tuổi.
Từ bao đời nay, nghề đan lát tạo nên những vật dụng rất gần gũi, gắn bó và không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Vừa tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nghề đan lát truyền thống vừa lưu giữ nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số trên miền đất đại ngàn.
Người Hà Lăng, một nhánh của dân tộc Xơ Đăng, hiện sinh sống tại xã biên giới Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum luôn tự hào về cây nêu của dân tộc mình. Cây nêu của người Hà Lăng có thể xem là một tác phẩm nghệ thuật, hội đủ yếu tố từ hội họa, điêu khắc đến nghề thủ công truyền thống.
Nhờ đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, hướng về cơ sở, tập trung giải quyết những việc khó, việc cụ thể sát với tình hình thực tế của địa phương… công tác dân vận ở Gia Lai nói chung, công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã đạt được những thành công nhất định, mang lại ý nghĩa thiết thực cả về chính trị và kinh tế.
Từ bao đời nay, nhà rông là một thành tố không thể thiếu, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Theo tâm niệm của người dân, đã có làng là phải có nhà rông, làng nào không có nhà rông, làng đó thiếu sức sống cội nguồn mãnh liệt.
Người Ba Na là một trong sáu dân tộc bản địa của tỉnh Kon Tum, có hai nhánh chính là Ba Na Rơ Ngao (Ba Na ở thấp) và Ba Na Ji Lâng (Ba Na ở cao). Theo truyền thống, đồng bào ở đây không đào giếng lấy nước, cũng không tùy tiện lấy nước ở sông suối để sinh hoạt.
Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch hiện nay ở các tỉnh Tây Nguyên là một hướng đi đúng, bền vững. Tuy nhiên, ít nơi làm tốt mà nhiều nơi lạm dụng, khai thác lệch lạc.
Có nhà rông thì “làng” mới thật sự là làng. Làng bắt đầu bằng nhà rông, sinh ra cùng nhà rông. Đặt nhà rông cũng tức là đặt trái tim cho cơ thể làng, trái tim ấy bắt đầu đập, truyền máu đi khắp cơ thể làng, kết nối tất cả lại và thổi sự sống vào để nó trở thành một cộng đồng.