Thổ cẩm Ba Na được ứng dụng rộng rãi trong trang phục thường ngày, quà tặng lưu niệm...

Giữ sắc thắm thổ cẩm Ba Na trong đời sống đương đại

Cùng với nhà rông, cồng chiêng, bến nước, rượu ghè… thì thổ cẩm là nét đặc trưng không thể thiếu, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc Ba Na và người Ba Na ở Kon Tum. Hiện nay, hòa cùng nếp sống mới và những xu hướng hiện đại, thổ cẩm cũng dần trở thành hàng hóa, sản phẩm du lịch, tạo thêm sinh kế cho đồng bào.
Nghệ nhân Lê Đăng Toản bên khung cửi truyền thống, chuyên dệt lụa the thủ công. (Ảnh THẾ ĐẠI)

Nghệ nhân dệt the của làng nghề trăm tuổi

Nhắc đến các làng nghề ở Hà Đông (Hà Nội), nhiều người thường nghĩ tới làng lụa Vạn Phúc. Nhưng có lẽ ít ai biết, gần Vạn Phúc có một làng dệt lụa the vang danh không kém, sản phẩm chuyên dành cho các bậc vua chúa, gia đình quyền quý thuở xưa, từng được mang đi triển lãm ở nước ngoài, là món quà tặng trân quý, độc đáo. Đó là làng cổ La Khê (nay thuộc phường La Khê, quận Hà Đông).

Quan tâm bảo tồn bản sắc văn hóa

Nhờ có nhiều chính sách cho vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã tạo nên nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Thế hệ trẻ cũng bắt kịp xu hướng thời đại công nghệ số, có cách tạo dựng thương hiệu và phát triển kinh tế-văn hóa theo cách riêng của mình.
Người dân làng lụa Nha Xá (Hà Nam) miệt mài giữ nghề. (Ảnh LÊ BÍCH)

Đưa tinh hoa lụa Nha Xá vươn xa

Làng lụa Nha Xá (Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam) nép mình bên dòng sông Hồng với bãi bồi dâu xanh và những cánh đồng xanh ngát. Trong nhịp phát triển rộn ràng, tươi mới hôm nay, làng quê ươm tơ dệt lụa vẫn ẩn chứa hồn cốt, dấu vết truyền thống bao đời. Câu phương ngôn "Lụa Nha Xá, cá sông Lảnh" vẫn được người làng lưu truyền trong niềm tự hào.
Chị Vàng Thị Cầu giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã Lanh Trắng.

Tạo việc làm góp phần bảo đảm quyền của phụ nữ dân tộc thiểu số tại Hà Giang

Phát triển từ nghề dệt truyền thống của đồng bào H'Mông, Hợp tác xã Lanh Trắng xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) từng bước trở thành một mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại địa phương, giúp xóa đói, giảm nghèo và góp phần nâng cao vai trò và bảo đảm quyền của phụ nữ dân tộc thiểu số.
Ông Bảy Nghề trình diễn dệt khăn choàng bằng tay tại Long Khương Miếu, di tích lịch sử cấp tỉnh ở Đồng Tháp.

Trăm năm làng nghề dệt choàng

Một chiều tháng 3, chúng tôi trở lại cù lao Long Khánh ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Vẫn tiếng máy dệt lạch cạch đều đều, vẫn những người con của vùng đất cù lao dệt nên những chiếc khăn choàng (còn gọi là khăn rằn) độc đáo. Thăng trầm, vui buồn và cả sự cơ cực, nhưng bà con vẫn một lòng với nghề để làng nghề hơn trăm năm tuổi này được “đánh thức”, đi theo một hướng mới…
Bà Phạm Thị Kim Ðào đan chiếu bằng máy ở làng chiếu truyền thống thuộc xã Long Ðịnh, huyện Châu Thành.

Vực dậy làng nghề truyền thống ở Tiền Giang

Hầu hết các làng nghề truyền thống của tỉnh Tiền Giang được hình thành từ rất lâu. Trải qua bao thăng trầm, một số làng nghề vẫn tồn tại nhưng nguy cơ lớn bị mai một. Nhận thấy thực trạng này, ngành chức năng Tiền Giang đang tìm cách tháo gỡ để bảo tồn và vực dậy các làng nghề truyền thống.