Từ đầu năm đến nay, bám sát chủ trương của Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động theo sát diễn biến kinh tế trong nước và nước ngoài để triển khai đồng bộ các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, tháo gỡ khó khăn và phục hồi sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, an toàn hoạt động hệ thống tổ chức tín dụng.
Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) do ông Masayoshi Fujimoto và ông Masayuki Hyodo, đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật Bản - Việt Nam dẫn đầu đang thăm Việt Nam, tham dự Cuộc họp cấp cao khởi động giai đoạn 1, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.
Cùng với sự hồi phục của nền kinh tế, thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp cũng khởi động lại hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhu cầu tín dụng vì thế cũng tăng theo.
Trong hai ngày 19 và 20/10, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Đại học Tours (Pháp) tổ chức hội thảo quốc tế năm 2023 với chủ đề “Hiện tượng xoay trục hoạt động thương mại sang châu Á-Thái Bình Dương - Ảnh hưởng đối với chính sách của các đối tác kinh tế bên trong và bên ngoài khu vực trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và môi trường”.
Ngày 28/9, tại Đại học quan hệ quốc tế Moskva (MGIMO), Liên bang Nga, đã diễn ra Hội thảo khoa học lần thứ hai về chuyển đổi số hệ thống kinh tế quốc tế. Sự kiện do Viện thương mại quốc tế và phát triển bền vững thuộc MGIMO, Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Trước ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, nhất là sức mua tại các thị trường chính giảm mạnh khiến ngành dệt may Việt Nam những tháng đầu năm rơi vào cảnh “trầm lắng”, với kim ngạch xuất khẩu giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2022. Muốn giữ nhịp tăng trưởng, đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt triển khai các giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
Ngày 19/6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì Hội nghị giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp và hấp thụ vốn của nền kinh tế với sự tham dự của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), các bộ, ngành, đại diện 10 ngân hàng thương mại giữ nguồn vốn chi phối và 5 hiệp hội ngành nghề.
Nhận diện khó khăn, thách thức mà nền kinh tế phải đối mặt, ngay những tháng đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động, linh hoạt trong điều hành, sử dụng đến mức tối đa các công cụ có thể, dư địa của chính sách tiền tệ để tác động đến nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Chiều 5/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Ishiguro Norihiko, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Chiều 5/5, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc với các chuyên gia kinh tế, lắng nghe ý kiến đánh giá về tình hình kinh tế, xã hội năm 2022 và quý I/2023 để phục vụ cho Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV.
Qua kết quả điều tra PCI 2022 vừa công bố mới đây có thể thấy những nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp và chính quyền các địa phương trong năm đầu tiên phục hồi sau đại dịch Covid-19. Điều này đã giúp môi trường kinh doanh tiếp tục cải thiện, vị trí nền kinh tế Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín toàn cầu được nâng lên.
Tình hình kinh tế-xã hội tháng đầu tiên của năm 2023 mặc dù vẫn có những tín hiệu tích cực nhưng đã bộc lộ rõ rất nhiều khó khăn, thách thức như dự báo.
Doanh nghiệp nhà nước hiện giữ vị trí chi phối trong nhiều lĩnh vực quan trọng và cung ứng một số nguyên vật liệu đầu vào cơ bản cho nền kinh tế. Hơn 2 năm bùng phát đại dịch Covid-19, doanh nghiệp nhà nước đã thể hiện tốt vai trò giữ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Nhưng trở lại trạng thái bình thường mới, không ít doanh nghiệp nhà nước lại gặp khó khăn trong quá trình khắc phục hậu quả của đại dịch vì ràng buộc nhiều cơ chế, chính sách.
Bản đồ Tăng trưởng thương mại toàn cầu 2022 mới công bố đã đưa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tâm điểm chú ý, vì khu vực này được dự báo sẽ dẫn đầu thế giới về tăng trưởng xuất khẩu trong 5 năm tới.
Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Mohamed Maait ngày 14/9 cho biết, quy mô nền kinh tế của nước này đã tăng gấp 3 lần trong 6 năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn.
Nước Anh đang đối mặt nhiều thách thức kinh tế trong bối cảnh tăng trưởng sụt giảm vì giá điện leo thang trong khi nắng nóng diễn ra nghiêm trọng; thị trường trái phiếu, chứng khoán và giá đồng bảng Anh cùng lao dốc. Các chuyên gia cảnh báo rằng cuộc suy thoái kinh tế của Xứ sở Sương mù có thể bắt đầu vào quý IV/2022.
Hàn Quốc đứng trước áp lực lạm phát gia tăng do giá nhiên liệu và hàng hóa tăng cao, trong bối cảnh nhu cầu phục hồi rất lớn sau đại dịch Covid-19. Tháng 7 vừa qua, giá tiêu dùng ở nước này đã tăng 6,3% so cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất trong gần 24 năm qua.
Hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững, thân thiện với môi trường là xu hướng toàn cầu và không một nền kinh tế nào trên thế giới muốn đứng ngoài. Một loạt chiến lược đầy tham vọng đang được các nước tích cực triển khai, ghi dấu những bước tiến thực chất trong tiến trình phát triển theo hướng chuyển đổi xanh.