Chuyến công tác của Chủ tịch nước Lương Cường đã truyền tải thông điệp quan trọng đến bạn bè quốc tế, đặc biệt với các nước trong khu vực Mỹ Latin và Caribe, về chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam, với sự coi trong các mối quan hệ hữu nghị truyền thống, trong đó có Chile và Peru. Sự tham dự của Chủ tịch nước và đoàn Việt Nam tại Tuần lễ cấp cao APEC tiếp tục khẳng định cam kết của Việt Nam trong hợp tác APEC, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nữa vì hòa bình, hợp tác và phát triển của châu Á-Thái Bình Dương.
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile, thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2024 tại thủ đô Lima của Peru, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra.
Trong những năm qua, Hà Nội tiếp tục là điểm sáng trên bản đồ hội nhập quốc tế, là điểm hẹn quan trọng của các hoạt động giao lưu, đối ngoại và hợp tác quốc tế, điểm đến an toàn, tin cậy, điểm định cư lâu dài của nhiều người nước ngoài đến từ khắp nơi trên thế giới, qua đó góp phần lan tỏa hình ảnh về Việt Nam đổi mới, phát triển và hội nhập. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có dịp trò chuyện cùng ba người bạn Mỹ Latin, những người đã sống, làm việc và công tác tại Hà Nội, lắng nghe họ chia sẻ những cảm nhận và đánh giá tích cực về mảnh đất nghìn năm văn hiến này.
Ủy ban Kinh tế Mỹ Latin và Caribe của Liên hợp quốc (CEPAL) cho biết, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực Mỹ Latin và Caribe năm 2023 giảm khoảng 9,9% so với năm 2022. Đây là một thách thức với khu vực này, bởi nguồn vốn FDI luôn được coi là chìa khóa giúp Mỹ Latin và Caribe vực dậy nền kinh tế tăng trưởng ảm đạm, giảm nghèo đói và bất bình đẳng xã hội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo chính trực, nỗ lực không mệt mỏi và cống hiến cả cuộc đời mình cho việc xây dựng và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo chính trực, nỗ lực không mệt mỏi và cống hiến cả cuộc đời mình cho việc xây dựng và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thúc đẩy tinh thần đoàn kết, hợp tác để chống đói nghèo và biến đổi khí hậu là trọng tâm chính của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) vừa diễn ra tại Saint Vincent và Grenadines. Hội nghị là không gian đối thoại quan trọng, giúp củng cố mối quan hệ giữa các nước trong bối cảnh nhiều khó khăn vẫn chờ đợi khu vực Mỹ Latin và Caribe ở phía trước.
Liên hợp quốc cảnh báo các quốc gia khu vực Mỹ Latin và Caribe hiện đang “chệch hướng” khỏi triển vọng đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) cũng như các mục tiêu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra liên quan xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực và chống suy dinh dưỡng. Những thách thức nghiêm trọng này đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng trong khu vực lẫn nỗ lực của các tổ chức quốc tế.
Tối 6/12, tại Hà Nội, Đại sứ quán Cuba tổ chức chiêu đãi nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày đổ bộ của tàu Granma và thành lập các Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba (2/12/1956- 2/12/2023), 63 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Cuba (2/12/1960- 2/12/2023).
Với lợi thế về tài nguyên để sản xuất và cung cấp năng lượng sạch cũng như dư địa lớn trong ngành dịch vụ, khu vực Mỹ Latin và Caribe đang dần trở thành một trong những điểm đến đầu tư giàu tiềm năng của các doanh nghiệp nước ngoài thời điểm hiện tại.
Hơn 50 nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) và Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC), khai mạc hôm nay (17/7), tại Brussels (Bỉ). Các bên đánh giá đây là cơ hội để mở rộng hợp tác toàn diện và cùng có lợi, trong các lĩnh vực ưu tiên cao, như tài trợ phát triển, chống biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và năng lượng tái tạo, đồng thời tạo thêm động lực cho đàm phán giữa EU và Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).
Thế giới hiện đứng trước nhiều thách thức để hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên hợp quốc vào năm 2030, nhằm xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường và khí hậu Trái đất, bảo đảm mọi người trên hành tinh có thể tận hưởng hòa bình và thịnh vượng.
Argentina và Brazil - hai trong số các nền kinh tế lớn nhất khu vực Mỹ Latin, đang đau đầu với tình trạng lạm phát gia tăng. Giá cả leo thang trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn khiến bức tranh kinh tế hai quốc gia Nam Mỹ bao phủ nhiều màu xám.
Trong chuyến thăm Brazil mới đây, Tổng thống Argentina Alberto Fernández đã nhấn mạnh sự hỗ trợ của Brazil có tầm quan trọng đặc biệt đối với Argentina và là một bước quan trọng để củng cố Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR). Những cam kết hỗ trợ từ Brazil dành cho Argentina giúp củng cố mối quan hệ song phương, đồng thời đẩy mạnh hợp tác nhằm thúc đẩy hội nhập khu vực.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cuba, Argentina và Uruguay theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân nước Cộng hòa Cuba Esteban Lazo Hernandez, Chủ tịch Hạ viện nước Cộng hòa Argentina Cecillia Moreau và Chủ tịch Thượng viện nước Cộng hòa Đông Uruguay Beatriz Argimon Cedeira.
Ba điểm dừng chân trong chuyến công du Mỹ Latin của Thủ tướng Đức Olaf Scholz gồm Argentina, Chile và Brazil đều là những đối tác tiềm năng của Đức. Trong bối cảnh nền kinh tế đầu tàu châu Âu chịu cú sốc do tác động của xung đột ở Ukraine, chuyến thăm được kỳ vọng giúp mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp và đa dạng hóa nguồn cung năng lượng cho Đức.
Hội nghị cấp cao Tổ chức các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) lần thứ 7 ra Tuyên bố Buenos Aires gồm 111 điểm, trong đó nhấn mạnh mục tiêu củng cố sức mạnh đoàn kết. Tìm giải pháp thoát khỏi các cuộc khủng hoảng kinh tế, khí hậu, thúc đẩy hội nhập cũng là những mối quan tâm chung của các nhà lãnh đạo hàng đầu khu vực.
Liên hợp quốc và các tổ chức tài chính quốc tế đồng loạt đưa ra những dự báo u ám về triển vọng kinh tế của khu vực Mỹ Latin và Caribe. Tình trạng đói nghèo tiếp tục đeo bám “vùng trũng” về kinh tế-xã hội này.
Sau khi ứng cử viên cánh tả Lula da Silva, đại diện đảng Lao động (PT) giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống Brazil, lãnh đạo nhiều nước Mỹ Latin, Mỹ, châu Âu và trên thế giới đã gửi lời chúc mừng, đồng thời bày tỏ tin tưởng quan hệ hợp tác với Brazil sẽ tốt đẹp hơn.
Liên hợp quốc ước tính, sau hai năm chật vật ứng phó đại dịch Covid-19, khoảng 200 triệu người ở Mỹ Latin, tương đương gần một phần ba dân số khu vực phải sống trong tình trạng đói nghèo. Các dự báo về tốc độ tăng trưởng của Mỹ Latin khá bi quan khi khu vực này đang đương đầu hàng loạt thách thức.
Các chuyến thăm và làm việc tại Colombia, Chile và Peru vừa qua của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken một lần nữa khẳng định mối quan tâm của Washington đối với các nước phía nam khu vực. Mỹ cũng phối hợp tích cực với các nước Mỹ Latin nhằm giải quyết gốc rễ nhiều vấn đề nan giải trong khu vực, như di cư, môi trường hay nạn buôn bán ma túy.