Theo báo cáo mới được công bố của CEPAL, vốn FDI vào khu vực Mỹ Latin và Caribe năm 2023 đạt hơn 184,3 tỷ USD, giảm khoảng 9,9% so với năm 2022. Tình trạng sụt giảm nêu trên được cho là do nguồn vốn FDI đổ vào các nền kinh tế lớn của khu vực là Brazil và Mexico giảm lần lượt là 14% và 23%. Nguồn vốn FDI đổ vào Peru cũng giảm tới 65%.
Báo cáo cũng cho thấy, nguồn vốn của Trung Quốc rót vào Mỹ Latin giảm đáng kể trong năm 2023.
Theo báo cáo mới được công bố của CEPAL, vốn FDI vào khu vực Mỹ Latin và Caribe năm 2023 đạt hơn 184,3 tỷ USD, giảm khoảng 9,9% so với năm 2022. Tình trạng sụt giảm nêu trên được cho là do nguồn vốn FDI đổ vào các nền kinh tế lớn của khu vực là Brazil và Mexico giảm lần lượt là 14% và 23%. Nguồn vốn FDI đổ vào Peru cũng giảm tới 65%.
Trước thực trạng này, Thư ký điều hành CEPAL Jose Manuel Salazar-Xirinachs đã cảnh báo các quốc gia trong khu vực không những phải quan tâm xây dựng chính sách thu hút FDI, mà còn cần duy trì phát triển một cách hiệu quả các dự án FDI, bởi nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài là yếu tố quan trọng giúp Mỹ Latin đối phó hàng loạt thách thức về kinh tế và xã hội.
Chỉ trước đó không lâu, Mỹ Latin và Caribe còn là một thí dụ về sự phục hồi tích cực hậu đại dịch Covid-19. Khu vực này đã trở thành “thỏi nam châm” thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, hồi năm 2022, lượng vốn FDI đổ vào Mỹ Latin và Caribe đã lần đầu vượt mốc 200 tỷ USD trong vòng 9 năm. Trong đó, Brazil chiếm tới 41% tổng vốn đầu tư vào khu vực và đứng thứ 5 trong danh sách điểm đến FDI toàn cầu.
Sự sụt giảm về nguồn vốn FDI hiện tại của Mỹ Latin cho thấy khu vực này còn nhiều việc cần phải làm để giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như tối đa hóa đóng góp của FDI vào sự phát triển kinh tế, xã hội. Theo CEPAL, các quốc gia cần quan tâm đến chính sách thúc đẩy sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, củng cố cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo...
Bức tranh về tăng trưởng kinh tế Mỹ Latin và Caribe nhìn chung khá u ám. Theo dự báo của CEPAL, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực này trong năm 2024 là 2,1%. Các chuyên gia nhận định, xu hướng tăng trưởng thấp của kinh tế khu vực là do chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi tình hình kinh tế thế giới vốn nhiều phức tạp.
Gánh nặng nợ nần càng khiến các nước thêm lao đao. Việc phải để dành tiền để trả nợ nước ngoài đã cản trở các nước thực hiện những ưu tiên phát triển quan trọng như giảm đói nghèo, tạo công ăn việc làm, ứng phó biến đổi khí hậu, cải thiện hệ thống y tế, giáo dục, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng.
Cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19, các cuộc xung đột trên toàn cầu và biến đổi khí hậu cũng làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói tại Mỹ Latin. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), hiện cứ 4 người dân ở Mỹ Latin và Caribe có 1 người nghèo.
Tại Argentina, có đến 24,9 triệu người, tương đương 55,5% dân số đang sống trong cảnh đói nghèo trong quý I/2024. Hiện tượng thời tiết La Nina được cho là sẽ tàn phá nghiêm trọng ngành nông nghiệp ở Mỹ Latin trong thời gian tới khi kéo theo cả lũ lụt và hạn hán tại các vùng khác nhau. Viện Địa lý và Thống kê Brazil (IBGE) ước tính, vụ thu hoạch ngũ cốc tại Brazil trong năm 2024 chỉ đạt 296,8 triệu tấn, giảm 5,9% so với năm 2023 do ảnh hưởng tiêu cực của điều kiện khí hậu.
Cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19, các cuộc xung đột trên toàn cầu và biến đổi khí hậu cũng làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói tại Mỹ Latin. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), hiện cứ 4 người dân ở Mỹ Latin và Caribe có 1 người nghèo.
Báo cáo “Kết nối: Công nghệ kỹ thuật số trong quá trình hội nhập và tăng trưởng” của WB từng đánh giá Mỹ Latin và Caribe đã có những thành công ở mức tương đối về phục hồi kinh tế vĩ mô thời kỳ hậu đại dịch Covid-19, song tăng trưởng kinh tế vẫn chưa đủ để đạt được những tiến bộ cần thiết trong công cuộc hội nhập và giảm nghèo.
Để tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, Mỹ Latin và Caribe cần quyết tâm đổi mới, cải cách chính sách đồng thời tăng cường hợp tác với các đối tác bên ngoài nhằm mở ra những cơ hội phát triển mới.