Những ngày tháng 10, hòa trong không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đến với Không gian gốm sứ Xưa và Nay (Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng, Hà Nội), người yêu nghệ thuật gốm sứ sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm từ triển lãm "Hồn của đất", để từ đó cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và mảnh đất "rồng bay" nghìn năm văn hiến.
Hải Dương có nhiều nghề truyền thống tồn tại hàng trăm năm nay với những thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế như gốm Chu Đậu, múa rối nước Hồng Phong, tranh thêu Xuân Nẻo, chạm khắc vàng bạc Châu Khê…
Sáng 15/6, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), diễn ra khai mạc triển lãm nghệ thuật sắp đặt gốm “Phiêu cùng rùa biển” của nghệ sĩ điêu khắc Cao Thanh Thà cùng sự bảo trợ chuyên môn của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).
Thời gian gần đây ai có dịp tới Vĩnh Long không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp vừa cổ kính, phủ màu thời gian của “vương quốc” gạch gốm đỏ soi mình bên dòng kênh Thầy Cai, sông Cổ Chiên. Những năm 1980, cả vùng có gần 3.000 lò gạch trải dài gần 30 km trên địa bàn các huyện Long Hồ và Mang Thít hoạt động quanh năm.
Nhiều doanh nghiệp đang sản xuất tại Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh (tỉnh Đồng Nai) đang như ngồi trên “đống lửa” sau khi nhận quyết định xử phạt với số tiền từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về hành vi xây dựng không phép, chiếm đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị, thực hiện dự án trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, vi phạm về an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Việc tổ chức Festival Gốm truyền thống Biên Hòa-Đồng Nai được kỳ vọng góp phần giữ gìn, phát huy giá trị quý của gốm Biên Hòa, vốn đang bị mai một những năm qua.
Xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) nổi tiếng bởi nghề làm gốm sứ. Người dân nơi đây đã thể hiện những nét tài hoa về nghề gốm của mình khi cải tạo, tu bổ chùa Tiêu Dao. Hệ thống tượng Phật, tượng linh thú, cổng chùa, hoành phi, câu đối, ban thờ, cột nhà... trong ngôi chùa này đều được làm bằng gốm, hoặc gốm đắp nổi. Cả ngôi chùa là tập hợp của hàng chục nghìn sản phẩm gốm, tạo nên sự độc đáo, có một không hai.
Còn hơn 1 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tại các phân xưởng của Công ty cổ phần gốm Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách (Hải Dương), các nghệ nhân, công nhân đang hối hả làm việc, sản xuất nhiều sản phẩm gốm tinh xảo, bền đẹp phục vụ thị trường dịp Tết.
Sau hơn 30 năm tích lũy, nghiên cứu hình tượng linh thú qua các thời đại, Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước đã cho ra đời những sản phẩm gốm mang tên Linh thú thời nay.
Diễn ra đều đặn hằng tháng, một phiên chợ nghệ thuật độc đáo tại Quảng An (Hà Nội) không chỉ là điểm đến của những người yêu mến nghệ thuật thị giác mà còn trở thành cầu nối giữa nghệ sĩ, tác phẩm và công chúng.
Trong ngôi đình hàng trăm năm tuổi ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội), hai bên hương án treo trang trọng đôi câu đối: “Bồ di thủ nghệ khai Đình vũ-Lan nhiệt tâm hương bái thánh thần”. Có nghĩa là: Đem nghề nghiệp từ làng Bồ Bát ra đây để xây dựng đình miếu; Lòng dân thành kính tựa hương lan, dâng lên cúng thánh thần. Làng Bồ Bát được nói đến trong đôi câu đối xưa chính là thôn Bạch Liên, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình ngày nay.
Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Thuận chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, tín ngưỡng, tôn giáo,… phục vụ nhu cầu sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa của cộng đồng. Tiêu biểu là nghệ thuật làm gốm của người Chăm ở thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được ví như Bảo tàng gốm Bát Tràng, bởi đó là nơi giới thiệu nét đẹp nghề gốm và là địa điểm “check-in” lý tưởng của giới trẻ, với phong cách kiến trúc mô phỏng hình bàn xoay vuốt gốm.