Nắm bắt xu hướng, nhu cầu, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã và đang triển khai đào tạo nhân lực công nghiệp bán dẫn, đóng gói, kiểm thử vi mạch bán dẫn, sản xuất thiết bị trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm làm cho môi trường đầu tư hấp dẫn, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển kinh tế.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 (SEMIExpo Vietnam 2024) đang diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, quy tụ 100 gian trưng bày của nhiều đối tác công nghệ lớn hàng đầu thế giới
Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đã vạch ra kế hoạch giải quyết những thách thức về giáo dục của Thái Lan, tập trung vào việc đào tạo ra các chuyên gia lành nghề để thúc đẩy tăng trưởng trong các ngành công nghiệp công nghệ cao. Thủ tướng Thái Lan cho biết Chính phủ sẽ tập trung nhiều hơn vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), đặc biệt là khoa học và đổi mới sáng tạo cho các ngành xe điện, trí tuệ nhân tạo, các ngành y tế tiên tiến và năng lượng sạch.
Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ đã và đang thực hiện 5 giải pháp để góp phần thực hiện thành công Chiến lược này.
Singapore dẫn đầu danh sách các quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 7,3 tỷ USD, chiếm gần 29,7% tổng vốn đầu tư, tăng 69% so cùng kỳ.
Việt Nam định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn theo lộ trình 3 giai đoạn, mục tiêu đến năm 2050, quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn trong nước đạt trên 100 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20-25%.
Hội nghị Trí tuệ nhân tạo tạo sinh 2024 (GenAI Summit 2024) với chủ đề “Chân Trời Mới” vừa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia và nhà đầu tư trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ công nghiệp bán dẫn. Các nhà đầu tư ngày càng tin tưởng, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và tiềm năng Việt Nam sẽ trở thành hub (điểm kết nối chung cho các thiết bị trong mạng) công nghệ của khu vực.
Với sự hướng dẫn các chuyên gia quốc tế, giảng viên từ 18 trường đại học công nghệ của Việt Nam cùng tham gia khóa đào tạo về thiết kế vi mạch do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức.
Vĩnh Phúc ưu tiên thu hút các dự án FDI công nghiệp công nghệ cao là thông tin nổi bật trong định hướng thu hút đầu tư được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông chuyển tới các nhà đầu tư Hàn Quốc trong cuộc làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham).
Sáng 30/7, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, trong khuôn khổ Ngày hội kết nối đầu tư công nghệ bán dẫn thành phố Hà Nội 2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức Tọa đàm “Tiềm năng và thách thức thu hút đầu tư nước ngoài công nghiệp bán dẫn tại Hà Nội”.
Chiều 16/7, tại Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) phối hợp Tập đoàn Qorvo và Cadence (Hoa Kỳ) tổ chức Lễ khai giảng Chương trình đào tạo Thiết kế vi mạch và lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa NIC và Qorvo.
Với mức hỗ trợ hấp dẫn và thu hút, Bắc Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước có chính sách hỗ trợ việc giảng dạy và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và ngành công nghiệp bán dẫn phục vụ nền công nghiệp công nghệ số. Điều này một lần nữa khẳng định quyết tâm của tỉnh trở thành đối tác tin cậy và là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu.
Ngày 23/6, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hoa Kỳ, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Công ty ARM và Công ty Marvell tại Thung lũng Silicon về hợp tác thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.
Theo kế hoạch, quyết định chính thức về nền kinh tế thị trường của Việt Nam sẽ được Hoa Kỳ công bố tháng 7/2024. Căn cứ vào những tiêu chí mà Hoa Kỳ đưa ra, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thường Lạng, Trường đại học Kinh tế quốc dân trao đổi với báo chí về vấn đề này.
Để tiếp thêm xung lực cho lĩnh vực vi mạch, bán dẫn tạo đột phá, thành phố Đà Nẵng xác định đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ quyết định, chiến lược, cơ bản và lâu dài. Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt, thành phố tiếp tục tăng tốc đào tạo, phát huy nhân tố con người trong lĩnh vực này.
Với nguồn cung lao động dồi dào và lực lượng lao động có chất lượng, nguồn nhân lực được xác định là lợi thế lớn nhất và nổi bật nhất kỳ vọng có thể giúp Việt Nam nắm bắt, tận dụng cơ hội hợp tác đầu tư để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Trước khuyến cáo Việt Nam cần hành động nhanh trong thời gian không nên quá 24 tháng cho mục tiêu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Chính phủ đang có những hành động quyết liệt và kịp thời để nắm bắt cơ hội hiếm có này.
Ngày 4/5, tại Trường đại học Phenikaa diễn ra hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu” do Tập đoàn Phenikaa, Trường đại học Phenikaa phối hợp Tập đoàn Synopsys và Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và phát biểu ý kiến.
Chiều 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
Việt Nam có một số lợi thế chính để khẳng định mình đã sẵn sàng cho ngành công nghiệp bán dẫn, đó là quyết tâm chính trị cao từ Trung ương đến địa phương; môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI lớn trong lĩnh vực điện tử; lực lượng lao động có chất lượng, chi phí hợp lý đã và đang hoạt động trong ngành công nghiệp điện tử dễ dàng chuyển đổi sang…
Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.
Ngày 16/4, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bắc Giang diễn ra hội thảo với chủ đề: “Thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh”.
Xu hướng đầu tư từ Đài Loan (Trung Quốc) vào Việt Nam ngày càng gia tăng, phần lớn các tập đoàn điện tử lớn như: Foxconn, Wistron, Qisda, Pegatron, Compal, Quanta… đều đã đầu tư vào Việt Nam.
Quy mô của ngành công nghiệp điện tử, bán dẫn được dự báo có thể đạt hơn 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Quốc gia nào nhanh nhạy, có những chính sách phù hợp, quyết liệt sẽ làm chủ và tranh thủ được làn sóng mới trong bối cảnh sự cạnh tranh về thu hút đầu tư nước ngoài đối với các ngành này đang rất khốc liệt.
Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 hướng đến thúc đẩy tư duy hợp tác, thu hút nguồn lực, xây dựng nền tảng hợp tác đa phương để thiết lập bệ phóng cho các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng giá trị và nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Sự hợp tác giữa Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí và Tập đoàn công nghệ Synopsys (Hoa Kỳ) trong đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực thiết kế vi mạch được kỳ vọng đóng góp vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.
Cuối tháng 1/2024, UBND thành phố Đà Nẵng chính thức công bố quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng. Đây là một trong ba trung tâm nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bán dẫn quốc gia được quy hoạch lộ trình xây dựng từ nay đến năm 2030, cùng với các trung tâm đặt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tạo nền tảng để phát triển Mạng lưới Trung tâm nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bán dẫn quốc gia.
Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 là yếu tố quan trọng để sớm đạt mục tiêu đến năm 2030, kỹ sư Việt Nam có khả năng tham gia sâu vào quy trình thiết kế các vi mạch bán dẫn hiện đại.
Trao đổi với các lãnh đạo cấp cao Tập đoàn SK (Hàn Quốc), Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị Tập đoàn phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát triển trung tâm nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn, hợp tác phát triển năng lượng xanh, sạch với chi phí cạnh tranh.
NVIDIA sẽ mở rộng hơn nữa mối quan hệ đối tác đã có sẵn với Việt Nam, sẽ đóng góp cho AI Việt Nam trong tương lai, biến Việt Nam thành quê hương thứ hai.