Do ảnh hưởng của bão số 6, những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to, gây ngập lụt trên diện rộng nhiều nơi và làm gia tăng tình trạng sạt lở bờ biển…
Để ứng phó với bão số 6, các địa phương cần lên phương án phòng, chống với tinh thần không hối tiếc. Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại cuộc họp trực tiếp và trực tuyến với các bộ ngành và địa phương họp ứng phó với bão Trami chiều 25/10.
Trước tình trạng sát lở nghiêm trọng bờ biển ranh giới giữa xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) và phường Thuận An (TP Huế), tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quyết định công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai sạt lở bờ biển trên địa bàn; đồng thời, đã khẩn trương huy lực lượng để sớm khắc phục tình trạng sạt lở bờ biển.
Sáng 23/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sạt lở bờ biển đoạn giáp ranh giữa xã Phú Thuận, huyện Phú Vang và phường Thuận An, thành phố Huế.
Đến 20 giờ ngày 22/10, gần trăm người dân địa phương, lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn cùng Bí thư huyện ủy Phú Vang, lãnh đạo địa phương, cán bộ của Ban Quản lý dự án, Văn phòng ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn thắp điện, bám trận địa, quyết tâm hoàn thành việc gia cố tạm thời đoạn bờ biển trước đập Hòa Duân trong đêm nay.
Chiều 21/9, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình cho biết, do ảnh hưởng của bão số 4, trên địa bàn xuất hiện 2 điểm sụt lún trong vườn nhà dân ở xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy. Lực lượng chức rào chắn để đề phòng nguy hiểm.
Ngày 23/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3507/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, xâm thực bờ biển khu vực các xã Hoằng Trường, Hoằng Thanh, Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa.
Ngày 4/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, Chủ tịch tỉnh này vừa ký quyết định phân bổ kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở cho dự án khắc phục khẩn cấp sạt lở bờ biển phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn với số tiền 100 tỷ đồng.
Ngày 30/10, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam đã ký ban hành Quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, xâm thực bờ biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Mưa lớn xảy ra tại Thừa Thiên Huế liên tiếp những ngày qua đã làm sạt lở, hư hỏng các tuyến giao thông, đê ngăn mặn; đặc biệt là tình trạng sạt lở bờ đê, bờ biển, đường dân sinh tại các huyện đồng bằng, ven biển.
Bờ biển tỉnh Quảng Nam liên tục bị triều cường xâm thực, sạt lở lấn sâu bên trong các khu dân cư. Cận mùa mưa bão, chính quyền địa phương, người dân nỗ lực phòng, chống sạt lở bờ biển đang ngày càng khó lường trước thiên tai.
Nhiều năm qua, do đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhất là việc nuôi tôm công nghệ cao và rất nhiều dự án điện gió được xây dựng đã làm cho không ít diện tích rừng phòng hộ ven biển Bạc Liêu bị “teo” lại. Ðây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều khu vực đê ven biển liên tiếp sạt lở nghiêm trọng, đe dọa cuộc sống người dân.
Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động trực tiếp đến đất liền và gây sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày càng nghiêm trọng về phạm vi, mức độ nguy hiểm, gây ra nhiều thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân; một số nơi đã vượt quá khả năng xử lí của địa phương.
Chiều 18/2, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi Lê Quốc Đạt cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh này vừa ban hành Quyết định phân bổ 100 tỷ đồng từ nguồn Trung ương hỗ trợ để khắc phục hậu quả thiên tai.
Thời gian qua, triều cường, mưa lũ lớn liên tiếp xảy ra làm tình trạng sạt lở bờ biển, bờ sông ở Quảng Ngãi ngày càng nghiêm trọng, đe dọa an toàn các khu dân cư và công trình cơ sở hạ tầng.
Chiều 15/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã ban hành Quyết định 1744/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở bờ biển tổ dân phố Thạnh Đức 1, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ.
Theo Trung tâm Dự báo khi tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (28/10), trên nhiều vùng biển có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; riêng phía đông của khu vực bắc Biển Đông đêm nay gió mạnh lên cấp 7-8, giật cấp 9-10, biển động mạnh, sóng biển cao từ 4,0-6,0m.
Ngày 20/10, Ủy ban nhân dân phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) cho biết, khu vực bờ biển ở tổ dân phố Tân Mỹ, phường Quảng Phúc thời gian gần đây bị biển xâm thực mạnh làm sạt lở nhiều đoạn, gây nguy hiểm cho tính mạng và tài sản người dân.
Trong những ngày qua, triều cường xâm thực gây sạt lở bờ biển phía đông thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục diễn ra nghiêm trọng hơn, đe dọa tính mạng hàng trăm người dân.
Sáu điểm sạt lở nghiêm trọng tại tuyến bờ biển Đà Nẵng được ghi nhận, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn cho người dân và các nhà hàng, khách sạn ven biển. Chiều 13-1, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thành phố Đà Nẵng đã có cuộc họp khẩn nhằm tìm giải pháp phù hợp.
Tối 5-1, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai vừa có văn bản gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang và các Bộ, ngành liên quan về việc ứng phó với rét đậm, rét hại, gió Đông Bắc và sạt lở bờ biển.