Ngày 3/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cho biết: Căn cứ các văn bản, quy định pháp luật hiện hành, theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai nhằm cơ bản khôi phục thiết kế ban đầu, bảo đảm khai thác an toàn, hiệu quả các công trình giao thông.
Ngày 18/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức cuộc họp với các sở, ngành, địa phương nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác ứng phó bão số 4, mưa lũ thời gian qua và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 9/10, đã có 7.253 tập thể, cá nhân đăng ký, ủng hộ công tác cứu trợ qua Ban Cứu trợ cấp tỉnh, với tổng số tiền 18,55 tỷ đồng.
Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình, từ đầu năm 2022 đến nay, các loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh như: dông lốc, mưa lớn, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét... đã làm 10 người chết và 1 người mất tích. Thiên tai đã gây thiệt hại ước tính khoảng hơn 671 tỷ đồng.
Ngày 1/10, tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức hoạt động hỗ trợ, trao tặng quà cho bà con Quảng Ngãi bị thiệt hại do bão số 4 gây ra.
Sáng 30/9, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Ngãi Phan Vũ Đông Quân hồ hởi thông tin, sau hơn 2 ngày nỗ lực vượt khó khắc phục hệ thống lưới điện bị hư hỏng sau bão số 4, đến 9 giờ sáng 30/9, những khách hàng bị mất điện cuối cùng ở Quảng Ngãi đã được cung cấp điện trở lại.
Sáng 30/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tiếp nhận ủng hộ hỗ trợ đồng bào các tỉnh miền trung bị thiệt hại do bão số 4 vừa qua từ các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn thành phố.
Bão số 4 làm gần 70 ngôi nhà ở thôn Khánh Mỹ, xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang Thừa Thiên Huế bị sập và tốc mái. Bão tan, các lực lượng vũ trang đã xuống giúp dân thu dọn, sửa chữa nhà cửa.
Ngày 29/9, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp tiền và hàng trị giá 640 triệu đồng cho người dân 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi bị ảnh hưởng bởi bão Noru.
Trên tinh thần không chủ quan, chủ động ứng phó với bão lũ trong những ngày qua, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở ở Gia Lai đã cùng vào cuộc, bám sát cơ sở để chỉ đạo, nhờ vậy đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra…
Trước tình hình mưa lớn dồn dập, nhiều hồ chứa ở Hà Tĩnh đã tiến hành xả tràn điều tiết nước. Nhà máy thủy điện Hố Hô đã tiến hành xả điều tiết với lưu lượng 575 m3/giây; Thủy điện Hương Sơn dự kiến sẽ điều tiết nước qua các cửa van đập tràn vào lúc 11 giờ ngày 29/9.
Tối 28/9, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông tin cập nhật tình khắc phục hậu quả bão số 4, khôi phục việc cấp điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng.
Qua chuyến kiểm tra tình thiệt hại vào chiều nay (28/9), Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh yêu cầu các cơ quan chức năng của tỉnh và các địa phương khẩn trương kiểm tra và khắc phục nhanh hậu quả bão, mưa lũ.
Đến chiều tối 28/9, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã khôi phục cấp điện trở lại cho 1.251.978 khách hàng miền trung-Tây Nguyên bị ảnh hưởng do bão số 4, chiếm tổng số 66,8% khách hàng bị mất điện do thiên tai. Có 3 Công ty Điện lực là Đắk Nông, Đắk Lắk và Phú Yên đã cấp điện trở lại 100% cho khách hàng.
Sau khi bão số 4 (Noru) vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, tất cả 10 sân bay Chu Lai, Đà Nẵng, Phú Bài (Huế), Phù Cát (Quy Nhơn, Bình Định), Pleiku (Gia Lai), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), Tuy Hòa (Phú Yên) và Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã hoạt động trở lại.
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, đến 11 giờ trưa 28/9, các đơn vị đường sắt đã hoàn thành việc khắc phục, giải phóng xong chướng ngại vật trên đường sắt, bảo đảm giao thông thông suốt. Từ tối 28/9, ngành đường sắt sẽ tổ chức chạy lại tàu bình thường trên tất cả các tuyến.
Chiều nay (28/9), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 4) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào. Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng tây và tan dần.
Do bão số 4 (Noru) suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, hãng hàng không Vietnam Airlines khôi phục hoạt động khai thác các sân bay Vinh (Nghệ An), Phú Bài (Huế), Phù Cát (Quy Nhơn), Buôn Ma Thuột, Liên Khương (Đà Lạt) và Tuy Hòa (Phú Yên).
Thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, bão số 4 quét qua địa bàn tỉnh không có thiệt hại về người nhưng gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu, các công trình trường học, trạm y tế.
Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng chỉ đạo các đơn vị ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận, Hải đoàn 48, các tỉnh Tây Nguyên triển khai ứng phó bão số 4, khẩn trương tổ chức khắc phục hậu quả tại đơn vị và huy động lực lượng, phương tiên tham gia giúp dân khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định tình hình.
Sáng 28/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết, theo thông tin ban đầu, hiện tình hình thiệt hại do bão số 4 không đáng kể, thiệt hại nặng nhất hiện nay là hệ thống điện bị hư hỏng, gây mất điện trên diện rộng.
Từ Trung tâm điều hành của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính Phủ Lê Văn Thành chỉ đạo các địa phương cần bám sát thường xuyên các thông tin về khí tượng thủy văn, không ngừng, không nghỉ, bảo đảm an toàn cho người dân sau bão.
Chiều nay (28/9), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 4) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào. Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng tây và tan dần.
Trong quá trình di chuyển đến nơi làm việc, bà Nguyễn Thị Trì điều khiển xe máy đã tông phải cột điện đổ nghiêng bên đường do bão số 4 gây ra, dẫn đến tử vong.
Chia sẻ với báo chí sáng nay (28/9), ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng Phòng Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết bão số 4 sẽ gây mưa ở khu vực Trung Bộ hết ngày và đêm nay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, sau khi bão số 4 đi qua, công tác bảo đảm an toàn hồ đập, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân phải được quan tâm, ưu tiên hàng đầu, nhanh chóng ổn định đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
Sáng nay (28/9), sau khi đi sâu vào khu vực Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.
Bão số 4 với sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 13 trên đất liền từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi đã làm ngã đổ cây xanh, nhà tốc mái khiến hệ thống lưới điện tại các tỉnh miền trung- Tây Nguyên bị sự cố, làm gián đoạn cung cấp điện cho khách hàng.
Dù bão Noru không đổ bộ trực tiếp vào Quảng Bình nhưng trên địa bàn tỉnh đã có mưa to, gió lớn trên diện rộng. Ở khu vực miền núi, biên giới, nước lũ đã làm ngập 1 số đoạn đường, ngầm tràn gây chia cắt giao thông. Có 1 người ở huyện Quảng Trạch bị đuối nước khi đi thả lưới đêm qua.