Trà Vinh khắc phục sạt lở bờ biển, ổn định đời sống người dân

Nhiều năm qua, tuyến bờ biển trên địa bàn tỉnh Trà Vinh bị sạt lở nghiêm trọng do ảnh hưởng thủy triều Biển Đông và tác động của gió mùa đông bắc.
0:00 / 0:00
0:00
1. Nhà của gia đình ông Danh Văn Cành, ấp Hồ Thùng, xã Đông Hải bị thiệt hại hoàn toàn do gió to, sóng lớn, nước biển dâng.
1. Nhà của gia đình ông Danh Văn Cành, ấp Hồ Thùng, xã Đông Hải bị thiệt hại hoàn toàn do gió to, sóng lớn, nước biển dâng.

Mực nước cao nhất trên sông Cổ Chiên xuất hiện trong tháng 1/2023 cao hơn mực nước lịch sử năm 2018 là 20cm, vượt mức báo động 3. Vì thế, từ cuối năm 2022 đến tháng 5/2023, trong các đợt triều cao, kết hợp với gió to, sóng lớn, nước biển dâng đã gây sạt lở đất, thiệt hại nhà cửa, rau màu của nhiều hộ dân ở xã đảo Đông Hải, huyện Duyên Hải.

Từ năm 2015 đến nay, hơn 3km đất ven biển hai ấp Đông Thành và Hồ Thùng, xã Đông Hải bị nước biển xâm thực làm mất 220ha đất sản xuất, đất rừng phi lao phòng hộ. Vị trí sạt lở cách chân đê biển Hải Thành Hòa khoảng 300m, ảnh hưởng đến sinh kế của 166 hộ dân với 498 nhân khẩu, nguy cơ mất an toàn rất cao.

Trà Vinh khắc phục sạt lở bờ biển, ổn định đời sống người dân ảnh 1

2. Chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo khu vực sạt lở nguy hiểm tại ấp Hồ Thùng, xã Đông Hải.

Đến cuối tháng 5/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã phê duyệt dự án xây dựng khu tái định cư ấp Hồ Thùng và dự án xây dựng tuyến bờ bao ngăn triều cường khu vực Cồn Nhàn thuộc hai ấp Đông Thành và Hồ Thùng với tổng mức đầu tư 22,5 tỷ đồng. Xã Đông Hải đang phối hợp các cấp, ngành khẩn trương thi công tuyến bờ bao, hoàn thành khu tái định cư để di dời 56 hộ dân vùng sạt lở đến nơi an toàn.

Trà Vinh khắc phục sạt lở bờ biển, ổn định đời sống người dân ảnh 2

3. Gia đình ông Đỗ Văn Núi, ấp Đông Thành, xã Đông Hải dùng cây, vải bạt, đá gia cố chống sạt lở đất, bảo vệ nhà ở.