Các đại biểu chia sẻ tại toạ đàm.

Kiểm soát giá sách giáo khoa nhưng phải bảo đảm nhu cầu cho người học

Sách giáo khoa và giá sách giáo khoa luôn thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Chiều 5/4, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm “Định giá để kiểm soát giá sách giáo khoa như thế nào?” nhằm trao đổi, ghi nhận ý kiến của các cơ quan chức năng, chuyên gia và nhà quản lý giáo dục.
Huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) bồi dưỡng chuyên môn phân môn Lịch sử lớp 8 cho giáo viên.

Tháo gỡ khó khăn để dạy học môn Lịch sử hiệu quả

Chương trình môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, sửa đổi, bổ sung năm 2022 (Chương trình mới) được thiết kế theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực nhằm phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn những khó khăn, rào cản, cần các giải pháp tháo gỡ để việc dạy học môn Lịch sử đạt hiệu quả.
Sách giáo khoa lớp 4, 8 và 11 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã có sẵn tại các cửa hàng thuộc hệ thống của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Các cửa hàng đã có sách giáo khoa lớp 4, 8, 11 phục vụ năm học mới

Giáo viên, phụ huynh và học sinh đã có thể đến các cửa hàng sách để mua sách giáo khoa lớp 4, 8 và 11 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hoạt động chuyển sách giáo khoa đến các địa phương, cửa hàng tiếp tục được thực hiện trong tháng 7, bảo đảm cung ứng đầy đủ trước ngày khai giảng năm học mới 2023-2024.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội dự và chủ trì phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Đánh giá các mặt “được”, “chưa được” trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Sáng 14/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì phiên làm việc của lãnh đạo Quốc hội với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.
Sách giáo khoa tái bản đã sẵn sàng cho năm học 2023-2024.

Sách giáo khoa tái bản đã sẵn sàng cho năm học 2023-2024

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, năm học 2022-2023 sắp kết thúc. Thời điểm này, nhiều trường học trên cả nước đã hoàn thành việc kiểm tra đánh giá cuối năm học để bảo đảm hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II theo khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cùng với đó, nhu cầu mua sắm sách giáo khoa sử dụng cho năm học 2023-2024 của phụ huynh, học sinh cũng tăng lên.
Quang cảnh buổi giám sát. Ảnh ( Duy Linh)

Hà Nội: Nâng cao chất lượng để tiệm cận nền giáo dục khu vực và quốc tế

Chiều 23/3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Trưởng đoàn, đã làm việc với thành phố Hà Nội về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
TS Đỗ Thị Minh Chính, Chủ biên sách giáo khoa Âm nhạc 4, bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" giới thiệu sách tại điểm cầu Hà Nội.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nỗ lực triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đang khẩn trương triển khai những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2023, trong đó có nhiệm vụ tổ chức thực hiện hiệu quả việc giới thiệu sách giáo khoa lớp 4,8,11 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 tới tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giá (sửa đổi) trong phiên họp chiều 2/11. Ảnh: THỦY NGUYÊN

Sửa đổi Luật Giá: Rà soát để bảo đảm không mâu thuẫn, chồng chéo với các luật liên quan

Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để bảo đảm Luật Giá (sửa đổi) không mâu thuẫn, chồng chéo với các luật liên quan (như Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai…), cũng như bảo đảm sự thống nhất giữa các quy định trong chính đạo luật này.