Ngày 15/10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, lần đầu tiên trong lịch sử, nợ công toàn cầu dự kiến sẽ vượt 100 nghìn tỷ USD trong năm nay và có thể tăng nhanh hơn dự báo do xu hướng chi tiêu cao hơn, trong khi tăng trưởng chậm lại làm gia tăng nhu cầu và chi phí vay mượn.
Ngân hàng trung ương Canada (BoC) quyết định đợt cắt giảm lãi suất thứ 2 liên tiếp, trong bối cảnh chi tiêu hộ gia đình ở nước này tiếp tục giảm. Được dự đoán là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong số các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và các nền kinh tế tiến bộ khác, song Canada tiếp tục đối mặt không ít thách thức, khi áp lực về giá nhà đất và dịch vụ vẫn khiến lạm phát tăng cao.
Khoảng 20 triệu cử tri Venezuela đi bỏ phiếu lựa chọn vị Tổng thống sẽ dẫn dắt đất nước trong nhiệm kỳ sáu năm tới. Người dân Venezuela kỳ vọng nhà lãnh đạo tiếp theo sẽ đưa quốc gia Nam Mỹ vượt qua thách thức và vững bước trên con đường phát triển.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2024 đang trên đà hồi phục nhanh chóng, với mức tăng trưởng tăng lên 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
IMF kêu gọi Mỹ giảm bớt gánh nặng tài chính ngày càng gia tăng, lưu ý rằng nợ chính phủ của Mỹ đã tăng gần 50% kể từ đầu đại dịch COVID-19, làm dấy lên quan ngại cho cả Phố Wall và chính phủ nước này.
Nghiên cứu của công ty kiểm toán và tư vấn toàn cầu PwC công bố mới đây cho thấy, mức lương và năng suất làm việc của các lĩnh vực liên quan trí tuệ nhân tạo (AI) đang tăng nhanh hơn, ngay cả khi công nghệ này gây lo ngại về tình trạng mất việc làm. Bất chấp nguy cơ về tác động của AI đối với việc làm và kinh doanh, lĩnh vực này đem lại những cơ hội mới to lớn cho nhiều người, giúp các quốc gia thoát khỏi tình trạng tăng trưởng năng suất thấp, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiền lương và cải thiện mức sống.
IMF cho rằng đầu tiên sau 16 năm, quý I năm nay, Argentina đạt thặng dư tài chính trong 3 tháng liên tiếp, lạm phát giảm nhanh, dự trữ ngoại hối tăng và mức rủi ro của nền kinh tế giảm.
Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.
Quan hệ song phương Argentina-Mỹ đạt nhiều bước tiến mới, cả trong hợp tác an ninh lẫn kinh tế. Kết quả có được tiếp tục khẳng định nỗ lực của chính quyền Tổng thống Argentina Javier Milei hiện thực hóa những cam kết mà nhà lãnh đạo này từng đưa ra trong chiến dịch tranh cử, trong đó có chủ trương tăng cường liên kết với Washington.
Giám đốc phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Krishna Srinivasan cho biết, tăng trưởng GDP của khu vực này bất ngờ tăng lên trong nửa cuối năm 2023, do nhu cầu nội địa thúc đẩy mạnh mẽ. Đáng chú ý nhất, Ấn Độ đã ghi nhận những bất ngờ về tăng trưởng tích cực. Châu Á là một "điểm sáng" trong bức tranh kinh tế toàn cầu nhiều mảng màu.
Với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng, hoạt động xuất khẩu hàng hóa những tháng đầu năm đã có bước khởi sắc và đạt được kết quả tích cực. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ba tháng đầu năm ước đạt 93,06 tỷ USD, tăng 17% so cùng kỳ (cùng kỳ năm 2023 giảm 11,6%). Bên cạnh đó, cán cân thương mại cũng tiếp tục duy trì mức thặng dư với giá trị xuất siêu đạt 8,1 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Hoạt động sản xuất công nghiệp ở nhiều nền kinh tế châu Á suy yếu trong tháng 3/2024, nhưng một số dấu hiệu sáng sủa hơn được ghi nhận ở Trung Quốc và Hàn Quốc cho thấy một bức tranh hỗn hợp về một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Hội nghị cấp cao Chính phủ Thế giới (WGS) năm nay đặt mục tiêu xác định những cơ hội và thách thức mà các vấn đề toàn cầu đặt ra, đồng thời nỗ lực tìm lời giải cho bài toán chung này. Để tìm tiếng nói chung, WGS đưa ra chủ đề "Định hình các chính phủ tương lai" và chương trình nghị sự về những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu hiện nay.
Ngày 2/2, phát biểu tại Diễn đàn “Tất cả vì chiến thắng” được tổ chức tại thành phố Tula, Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ tin tưởng, nền kinh tế Nga, vốn đã trở thành nền kinh tế thứ nhất ở châu Âu và thứ năm trên thế giới, tiếp tục tăng trưởng.
Đông đảo người dân Argentina đã hưởng ứng cuộc tổng đình công trên toàn quốc do Tổng liên đoàn lao động (CGT) phát động nhằm phản đối chính sách “thắt lưng buộc bụng” của Chính phủ Tổng thống Javier Milei. Cuộc đình công diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ ba khu vực Mỹ Latin rơi vào khủng hoảng trầm trọng với tăng trưởng và dự trữ ngoại tệ đều ở mức âm, trong khi lạm phát tăng kỷ lục.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo, Mexico đã vượt thêm bốn bậc để chiếm giữ vị trí thứ 12 trong danh sách 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2023. Mexico đạt được thành tựu này nhờ tốc độ phục hồi đáng khích lệ của quốc gia Bắc Mỹ có quy mô kinh tế lớn thứ 2 Mỹ Latin.
Liên hợp quốc đã kêu gọi tiến hành cuộc cải tổ sâu rộng đối với hệ thống tài chính toàn cầu để giúp các quốc gia nghèo nhất thế giới cũng như hỗ trợ nỗ lực đấu tranh của những nước này nhằm thu hẹp khoảng cách tài chính “khổng lồ” hiện nay. Hàng loạt cuộc khủng hoảng do dịch bệnh, xung đột đã khiến các nước nghèo bị suy giảm kinh tế trầm trọng nên việc tăng nguồn hỗ trợ tài chính cho các nước chậm phát triển cũng như cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp là rất cần thiết hiện nay để giúp những nước này giảm bớt gánh nặng nợ nần.
Giải quyết vấn đề nợ của các nước nghèo là một trong những chủ đề trọng tâm của Hội nghị thường niên mùa thu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đang diễn ra tại Maroc. Khủng hoảng nợ ở các nước đe dọa làm chệch hướng mục tiêu phát triển bền vững, đòi hỏi có các giải pháp đa phương mạnh mẽ và cấp thiết để giải quyết gánh nặng nợ công.
Chiều 9/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã tiếp Đoàn công tác của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) do bà Antoinette Sayeh, Phó Tổng Giám đốc làm Trưởng đoàn.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo, châu Âu sẽ phải đối mặt một mùa đông gian khó và tình trạng này thậm chí nghiêm trọng hơn vào mùa lạnh năm tới khi Liên minh châu Âu (EU) tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Người đứng đầu IMF cho rằng, đối với hầu hết nền kinh tế thế giới, 2023 sẽ là một năm khó khăn bởi ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, EU và Trung Quốc đều tăng trưởng chậm.
Chuyên gia kinh tế hàng đầu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây nhận định, Canada đang phải đối mặt tình trạng lạm phát cao, sức tăng trưởng mờ nhạt, cùng tâm lý lo ngại trên thị trường tài chính, vốn cũng chính là những thách thức đang kéo triển vọng kinh tế toàn cầu đi xuống.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 26/7 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đồng thời cảnh báo những rủi ro do lạm phát leo thang và cuộc xung đột ở Ukraine đang trở thành hiện thực và có thể đẩy nền kinh tế thế giới tới bờ vực suy thoái.
Ngày 27/6, Công ty điện lực nhà nước Ceylon Electricity Board (CEB), doanh nghiệp cung cấp điện độc quyền tại Sri Lanka, đã đề nghị tăng giá điện hơn 800% để bù lỗ, trong bối cảnh quốc gia này đang thiếu nhiên liệu trầm trọng.
Trong các ngày 20-21/06/2022, tại thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Bộ Tài chính phối hợp Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ tổ chức Hội nghị phổ biến Chiến lược nợ công đến năm 2030.
Cựu Tổng thống Somalia Hassan Sheikh Mohamud một lần nữa đã thắng cử và trở thành tổng thống thứ 10 của quốc gia châu Phi này, sau khi đánh bại đương kim Tổng thống Mohamed Farmajo trong vòng 3 của cuộc bầu chọn tổng thống tại Quốc hội vừa được tổ chức ở thủ đô Mogadishu ngày 15/5.
Sáng 25/4, thị trường chứng khoán Sri Lanka một lần nữa phải ngừng hoạt động sau khi mất giá gần 13%, đảo lộn kế hoạch mở cửa trở lại sau 2 tuần phải đóng cửa do lo ngại nguy cơ thị trường sụp đổ.
Châu Á vẫn duy trì được tốc độ hội nhập kinh tế bất chấp dịch Covid-19 gây tác động nặng nề. Đánh giá này nằm trong báo cáo “Triển vọng kinh tế và Quá trình hội nhập của châu Á” được Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) công bố ngày 20/4.