Gỡ nút thắt về mặt bằng khi triển khai các khu, cụm công nghiệp

Trong thời gian qua, công tác đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc đã có kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các địa phương. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng triển khai tại một số dự án đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc, việc giao đất cho chủ đầu tư hạ tầng còn chậm.
0:00 / 0:00
0:00
Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều được bố trí ở những vị trí có giao thông thuận lợi. (Ảnh THẾ BÌNH)
Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều được bố trí ở những vị trí có giao thông thuận lợi. (Ảnh THẾ BÌNH)

Vướng mắc về giải phóng mặt bằng

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có 10 khu công nghiệp, khu công nghệ đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất sử dụng là 1.348 ha, thu hút được 709 dự án đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt gần 100% diện tích. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư, phát triển và hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là vướng mắc về giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng, phê duyệt quy hoạch chi tiết của các khu công nghiệp, khu công nghệ.

Từ cuối năm 2023, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã được Bộ Khoa học và Công nghệ bàn giao cho thành phố Hà Nội quản lý. Giám đốc Ban Quy hoạch, Xây dựng và Môi trường (thuộc Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc) Trần Ngọc Hà cho biết, tính đến hết tháng 4/2024, diện tích của khu đã được giải phóng mặt bằng là 1.451 ha, đạt 91,5%; diện tích còn lại cần giải phóng mặt bằng khoảng 135 ha; trong đó, 126,3 ha trên địa bàn huyện Thạch Thất và 8,7 ha thuộc huyện Quốc Oai.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có 10 khu công nghiệp, khu công nghệ đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất sử dụng là 1.348 ha, thu hút được 709 dự án đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt gần 100% diện tích. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư, phát triển và hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là vướng mắc về giải phóng mặt bằng.

Là nhà đầu tư hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vinaconex Nguyễn Khắc Hải nêu bất cập, một số khu vực trong khu công nghệ chưa được giải phóng mặt bằng, cho nên ảnh hưởng đến việc đầu tư đồng bộ hạ tầng tại các khu chức năng cũng như việc triển khai một số dự án đầu tư. Tổng Giám đốc Công ty Phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc FPT Nguyễn Văn Lộc nêu rõ, FPT có ba dự án đang triển khai tại khu này nhưng vẫn còn khoảng 26,6 ha chưa giải phóng được mặt bằng.

Gỡ nút thắt về mặt bằng khi triển khai các khu, cụm công nghiệp ảnh 1

Ứng dụng robot trong sản xuất tại Nhà máy Hanwha Aero Engines (Khu công nghệ cao Hòa Lạc). Ảnh: Thanh Hải

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đang gặp khó khăn về giá và cơ chế cho thuê đất, chưa xác định được tiền cho thuê đất, tiền hoàn trả chi phí giải phóng mặt bằng; chưa có hợp đồng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các dự án. Theo kế hoạch, huyện Thạch Thất và Quốc Oai sẽ hoàn thành công tác bồi thường, bàn giao 135 ha mặt bằng còn lại cho Khu Công nghệ cao Hòa Lạc trong năm 2024.

Nhờ xây dựng các khu, cụm công nghiệp, những năm qua tỉnh Thái Nguyên thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trong nước, nước ngoài với số vốn đầu tư lên đến hàng chục tỷ USD và hàng trăm nghìn tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 100 nghìn lao động, góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu ngân sách cho tỉnh.

Thực hiện quy hoạch của tỉnh thời kỳ 2021-2030, Thái Nguyên đang khẩn trương triển khai các khu và cụm công nghiệp, tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất hiện nay vẫn ở khâu giải phóng mặt bằng. Tại thành phố Phổ Yên đã thành lập mới ba cụm công nghiệp, trong đó cụm công nghiệp Tân Phú 1, Tân Phú 2 còn hơn 100 ngôi mộ chưa di chuyển và hơn 20 hộ dân chưa được bố trí tái định cư, dẫn đến khó khăn trong xây dựng hạ tầng.

Gỡ nút thắt về mặt bằng khi triển khai các khu, cụm công nghiệp ảnh 2

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông làm việc với Chủ đầu tư Khu công nghiệp Tam Dương I - Khu vực 2. Ảnh: Hà Hồng Hà

Trên địa bàn huyện Phú Bình có tám cụm công nghiệp cũng gặp vướng mắc tương tự, như Cụm Công nghiệp Hạnh Phúc-Xuân Phương có diện tích gần 75 ha sau nhiều năm vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, làm chậm tiến độ xây dựng hạ tầng, phải gia hạn; hay Cụm Công nghiệp Sơn Cẩm 1 mặc dù đã đi vào hoạt động nhưng vẫn còn hơn 10 ha chưa giải phóng mặt bằng xong; Cụm Công nghiệp số 3 cảng Ða Phúc còn khoảng 11,5% diện tích đất cũng chưa giải phóng mặt bằng được.

Theo lãnh đạo Công ty cổ phần Vương Anh, chủ đầu tư Cụm Công nghiệp Sơn Cẩm 3 có diện tích gần 30 ha, thời gian qua chủ đầu tư đã khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định, ký hợp đồng với Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Thái Nguyên để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, nhưng tiến độ rất chậm, do chậm xây dựng khu tái định cư cho hơn 100 hộ dân.

Vĩnh Phúc là tỉnh có diện tích nhỏ, chỉ có 1.235,2 km2, trong đó dãy núi Tam Ðảo đã chiếm một phần lớn diện tích, vì vậy, muốn có đất cho khu, cụm công nghiệp thì phải chuyển đổi các loại đất ở, đất rừng sang đất sản xuất, kinh doanh. Trong khi công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng mất rất nhiều thời gian, vì vậy, nhiều khu công nghiệp chậm được bàn giao đủ diện tích đất, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của các chủ đầu tư hạ tầng cũng như nguồn thu của tỉnh.

Thực hiện quy hoạch của tỉnh thời kỳ 2021-2030, Thái Nguyên đang khẩn trương triển khai các khu và cụm công nghiệp, tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất hiện nay vẫn ở khâu giải phóng mặt bằng.

Dự án Khu công nghiệp Sông Lô II khởi công xây dựng từ ngày 25/6/2023, đơn vị chủ đầu tư là Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc đã đầu tư 561,5 tỷ đồng, hầu hết là chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng. Ðến thời điểm hiện tại vẫn còn 25 hộ dân gây cản trở thi công trên phần diện tích đã được bàn giao và cấp phép xây dựng. Ông Phạm Trung Kiên, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc cho biết: Ðến nay có 173 nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu để thuê đất tại dự án nhưng mặt bằng khu công nghiệp chưa hoàn thành.

Lập tổ công tác gỡ nút thắt

Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ, rà soát khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Quang Tiến yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khẩn trương làm việc với các chủ đầu tư, địa phương và các chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp phải có cam kết cụ thể đối với tiến độ từng việc. Các địa phương phải có giải pháp quyết liệt để đầu tư xây dựng các khu tái định cư, gỡ nút thắt trong việc giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp.

Triển khai chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, thời gian gần đây, huyện Phú Bình chỉ đạo các phòng, ban chức năng tiếp tục làm công tác dân vận, đối thoại, giải thích chính sách đối với các hộ dân có đất trong phạm vi quy hoạch Cụm công nghiệp Hạnh Phúc-Xuân Phương để người dân đồng thuận giao mặt bằng cho chủ đầu tư; thành phố Phổ Yên đẩy nhanh tiến độ thi công hạ tầng các dự án tái định cư để sớm chuyển dân đến sinh sống; thi công hạ tầng khu nghĩa trang để di chuyển các ngôi mộ, phấn đấu năm 2025 giao mặt bằng cho chủ đầu tư các cụm công nghiệp Tân Phú 1, Tân Phú 2. Thành phố Thái Nguyên cũng phấn đấu năm 2025 sẽ hoàn thiện các khu tái định cư để bố trí chỗ ở cho người dân, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1, Sơn Cẩm 3.

Gỡ nút thắt về mặt bằng khi triển khai các khu, cụm công nghiệp ảnh 3

Nhà đầu tư nước ngoài ký kết hợp đồng thuê đất Khu công nghiệp Bá Thiện 2, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Hà Hồng Hà

Thành phố Hà Nội cũng tổ chức các hội nghị giao ban định kỳ và đột xuất với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này; lập tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án trên địa bàn do đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố làm tổ trưởng tổ công tác, trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp.

Các sở, ngành thường xuyên có các văn bản hướng dẫn, tháo gỡ từng vướng mắc của chủ đầu tư các khu công nghiệp, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính liên quan…; qua đó, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp trên địa bàn. Hà Nội định hướng đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 sẽ có thêm chín khu công nghiệp với diện tích 2.911 ha.

Vĩnh Phúc là tỉnh có diện tích nhỏ, chỉ có 1.235,2 km2, trong đó dãy núi Tam Ðảo đã chiếm một phần lớn diện tích, vì vậy, muốn có đất cho khu, cụm công nghiệp thì phải chuyển đổi các loại đất ở, đất rừng sang đất sản xuất, kinh doanh. Trong khi công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng mất rất nhiều thời gian, vì vậy, nhiều khu công nghiệp chậm được bàn giao đủ diện tích đất, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của các chủ đầu tư hạ tầng cũng như nguồn thu của tỉnh.

Riêng với Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết, thành phố sẽ tập trung chỉ đạo để hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng Khu công nghệ cao Hòa Lạc trong năm 2024, đồng thời sẽ dành nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng và ban hành cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội nhằm xây dựng và phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc trở thành hạt nhân của cả nước về đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ và giữ vai trò hạt nhân, vùng lõi của đô thị Hòa Lạc trong tương lai.

Thành phố nhìn nhận, tiếp cận Khu công nghệ cao Hòa Lạc như một quận công nghệ xanh của Thủ đô, đơn vị hành chính thứ 31, chứ không phải là một khu đất để xây nhà xưởng, nhà máy. Chỉ khi tiếp cận ở góc độ như vậy, những vấn đề về giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở vật chất… sẽ được xử lý dứt điểm.

Tại Vĩnh Phúc, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao chỉ tiêu cụ thể về diện tích phải giải phóng mặt bằng đối với các khu, cụm công nghiệp cho các huyện, thành phố, cuối năm chấm điểm và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp huyện về nội dung này.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trần Duy Ðông yêu cầu các cơ quan, địa phương thường xuyên nắm bắt tình hình, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, đưa các dự án vào hoạt động theo đúng kế hoạch, nhất là các khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Gỡ nút thắt về mặt bằng khi triển khai các khu, cụm công nghiệp ảnh 4

Khi hoàn thành giải phóng mặt bằng, Cụm Công nghiệp Bảo Lý-Xuân Phương ở huyện Phú Bình nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng để giao đất cho nhà đầu tư. Ảnh: Thế Bình

Cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường giải quyết các khó khăn, vướng mắc về bồi thường, giải phóng mặt bằng, giao đất; nguồn đất san nền; xác định giá đất cho các khu công nghiệp. Sở Xây dựng giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác rà soát, lập quy hoạch xây dựng để phát triển các khu công nghiệp mới.

Tỉnh đang nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, ưu đãi, hỗ trợ thu hút đầu tư; xây dựng bộ công cụ về sàng lọc dự án đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc; bộ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.