Trong thời gian qua, công tác đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc đã có kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các địa phương. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng triển khai tại một số dự án đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc, việc giao đất cho chủ đầu tư hạ tầng còn chậm.
Cơ sở hạ tầng giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh. Nghị quyết 98/2023/QH15 (ngày 24/6/2023) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá sẽ mở ra nhiều cơ hội, tạo cú hích để hạ tầng giao thông thành phố được đầu tư, phát triển, nhất là các dự án đầu tư trên các tuyến đường giao thông hiện hữu theo hình thức BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao).
Ngày 11/7, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) trong phát triển hạ tầng một số lĩnh vực kinh tế-xã hội của Việt Nam”.
Ngày 30/3, Bộ Công thương phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp”.
Sáng 14/12, UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị về phát triển vận tải hành khách kết hợp du lịch bằng đường thủy trên địa bàn thành phố. Nhiều ý kiến góp ý của các chuyên gia, doanh nghiệp kinh doanh đều mong muốn Thành phố phải đầu tư hoàn thiện bến bãi hạ tầng, hoàn thiện quy hoạch và có chính sách hấp dẫn khuyến khích doanh nghiệp hoạt động du lịch.
Sáng 19/10, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chủ trì buổi làm việc của Thường trực Thành ủy Hà Nội với Ban Thường vụ Quận ủy Bắc Từ Liêm về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm lần thứ II, nhiệm kỳ 2020-2025; phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
Sáng 1/9, tại Quảng Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành cao tốc Vân Đồn-Móng Cái tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group phối hợp tổ chức. Công trình giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội về thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) chỉ còn 3 giờ đồng hồ, mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh Quảng Ninh và toàn bộ vùng đồng bằng sông Hồng.
Sáng 3/11, Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2025 đã tổ chức hội nghị trực tuyến dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng nhằm lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 - đồ án quy hoạch đầu tiên trong số 6 quy hoạch vùng của cả nước.
Hệ thống giao thông đối ngoại, đối nội trên địa bàn được đầu tư mở mới, nâng cấp, từng bước hoàn thiện và môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, Thái Nguyên đang trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.