Ngày 16/11, lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình cho biết, Khu công nghiệp Cam Liên vừa được Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh thu hút đầu, phát triển kinh tế-xã hội ở vùng phía nam của tỉnh.
Chiều 14/11, tại thành phố Hải Phòng, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã chứng kiến lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trên địa bàn thành phố Cảng với tổng mức đầu tư 1,8 tỷ USD.
Trong nỗ lực khôi phục vị thế “thủ phủ công nghiệp”, tỉnh Nam Định đang đẩy mạnh thực hiện các giải pháp, trong đó có xây dựng các khu công nghiệp xanh, nhất quán với định hướng phát triển công nghiệp xanh-hiện đại-bền vững mà tỉnh đã đề ra.
Ngày 8/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định tổ chức công bố quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trung Thành (theo loại hình khu công nghiệp hỗ trợ đầu tiên của tỉnh), với tổng vốn đầu tư gần 1.658 tỷ đồng; phấn đấu khởi công trong tháng 6/2025, xác định là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ 21, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hiện nay, giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp, nơi có nhiều lao động đã được đưa vào diện ưu tiên phát triển như đối với giáo dục mầm non ở các vùng sâu, vùng xa... Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trước thực trạng khó khăn của giáo dục mầm non ở những địa bàn này trong thời gian qua.
Mặc dù đã có sự quan tâm của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước, nhưng giáo dục mầm non tại địa bàn khu công nghiệp hiện nay vẫn đặt ra nhiều thách thức trong nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Do vậy, thời gian tới cần có chính sách cụ thể hơn để phát triển giáo dục mầm non từ việc đầu tư trường lớp đến huy động sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp.
Trong thời gian qua, công tác đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc đã có kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các địa phương. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng triển khai tại một số dự án đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc, việc giao đất cho chủ đầu tư hạ tầng còn chậm.
Ngày 13/9/2024, Bộ Chính trị đã cho ý kiến về Ðề án sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tập trung các giải pháp thực hiện đồng bộ kế hoạch phát triển, trong chín tháng năm 2024 tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Dương đạt kết quả khả quan, với 19/36 chỉ tiêu chủ yếu đã đạt và vượt kế hoạch năm 2024, trong đó có nhiều chỉ số tăng trưởng hơn 10% so cùng kỳ năm trước.
Chiều 1/10, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình phối hợp Công an tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Quy chế phối hợp số 02/QCLN-BQLKCN-CANB ngày 23/11/2006; triển khai ký kết mới Quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN) cũng như các nhà đầu tư thứ cấp trong các KCN tại Vĩnh Phúc mong muốn sớm triển khai các công tác liên quan đến nguồn lực đất đai như: quy hoạch sử dụng đất, mặt bằng, bồi thường, giao đất, định giá đất, giá thuê đất, đất san lấp... để giải phóng nguồn lực đất đai.
Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động bậc nhất cả nước, tập trung nhiều khu công nghiệp với nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất, nhập khẩu. Do đó, việc hỗ trợ tín dụng xanh để phát triển kinh tế xanh là xu thế và là yêu cầu cấp bách để doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, phát triển bền vững.
Ngày 20/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị "Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc". Hội nghị thu hút đông đảo đại biểu tham dự và có nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất với tỉnh Vĩnh Phúc.
Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được coi là “chìa khóa” “mở cửa” bầu trời vùng sân bay quốc tế Long Thành, thúc đẩy mạnh mẽ vùng đất này “cất cánh” trong tương lai. Nhằm lựa chọn nhà đầu tư tốt nhất, nhà thầu tốt nhất, ý tưởng tốt nhất cho sự phát triển bền vững của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền địa phương đang chủ động vào cuộc quyết liệt chuẩn bị sẵn môi trường thuận lợi, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư với thái độ cầu thị, giải pháp linh hoạt hơn bao giờ hết.
Tỉnh Bình Dương vừa ban hành kế hoạch xúc tiến và thu hút đầu tư 2024, chú trọng thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các dự án chất lượng cao, công nghệ tiên tiến và quy mô lớn; đồng thời quan tâm thu hút đầu tư phát triển hệ thống đô thị, dịch vụ, logistics gắn với vành đai công nghiệp dọc hành lang đường Vành đai 3, Vành đai 4 và các tuyến đường cao tốc.
Chiều 29/8, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 25 năm Ngày tái lập huyện nay là thành phố Từ Sơn (1/9/1999-1/9/2024). Phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, có nhiều đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành, sau 25 năm, Từ Sơn đã chuyển mình mạnh mẽ trở thành một trung tâm kinh tế của tỉnh, phát triển năng động và toàn diện trên các lĩnh vực.
Ngày 28/8, Đảng ủy khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Phước tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Chi bộ Chi bộ cơ sở tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Freewell, thuộc Khu Công nghiệp Bắc Đồng Phú. Đây là chi bộ ở các khu công nghiệp đầu tiên của Bình Phước.
Nằm ở vị trí trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, lại có quá trình phát triển công nghiệp sớm nhất ở nước ta, tỉnh Đồng Nai với nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đô thị. Thế nhưng, những năm gần đây đô thị Đồng Nai lại phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.
Việc Thủ tướng Chính phủ phân công cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng Đề án phát triển cơ sở giáo dục mầm non và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi là con công nhân tại địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất từ 2024-2030 là một thuận lợi lớn và là cơ hội để Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia ý kiến xây dựng, thúc đẩy ban hành Đề án.
Nhờ triển khai nhiều giải pháp về đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, tập trung phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng tạo động lực tăng trưởng, chú trọng thu hút nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, tỉnh Bình Dương tiếp tục là sự chọn lựa hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài thế hệ mới.
Việc chuyển đổi công năng, di dời cả một khu công nghiệp là vấn đề chưa có trong tiền lệ ở nước ta. Do vậy, quá trình triển khai thực hiện, tỉnh Đồng Nai đang gặp nhiều vướng mắc cần tăng cường tinh thần trách nhiệm của các đơn vị liên quan để sớm tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ dự án.
Thị trường công nghệ xanh và bền vững toàn cầu, bao gồm các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, công nghệ xử lý nước thải… dự kiến đạt gần 62 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm hơn 20%.
Đội ngũ cán bộ, công chức của Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Vĩnh Phúc luôn làm việc tận tụy, nghiêm túc, hết lòng phục vụ các nhà đầu tư, có nhiều sáng kiến nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.
Ngày 7/8, tại Hải Dương, Liên chi hội Tài chính Khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) phối hợp Công ty cổ phần Đại An tổ chức hội thảo Tổng quan chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và thực tiễn thanh tra, kiểm tra thuế hiện nay.
Theo các cơ quan quản lý và doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, những vướng mắc kéo dài về chính sách thu mua điện mặt trời áp mái trong thời gian qua gây lãng phí lớn nguồn điện tái tạo, tác động xấu đến nhà đầu tư cũng như làm thiệt hại cho Nhà nước.
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc được quy hoạch xây dựng trên diện tích 1.586 ha. Tại đây có một số lượng lớn doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, cần sự hỗ trợ, đồng hành trong thực hiện các thủ tục hải quan, thuế.
Tỉnh Nam Định hiện đang tập trung phát triển kinh tế biển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng ven biển, nhằm hình thành nên vùng kinh tế biển - một trong ba vùng động lực phát triển theo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã và đang có nhiều dự án định hướng phát triển công nghệ xanh, công nghệ sạch của tương lai. Đây cũng chính là định hướng hợp tác đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn mới.