Dự án đầu tư xây dựng Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại Cà Mau có nhiều hạng mục liên quan với tổng nguồn vốn khoảng 236 tỷ đồng, trong đó, hạng mục biểu tượng con tôm Cà Mau dự kiến với kinh phí 21,8 tỷ đồng.
Ngày 29/10, tại thành phố Sóc Trăng đã diễn ra sự kiện khởi động dự án "Thiết lập hệ thống thu gom và chuyển đổi vật liệu lót ao đã qua sử dụng bền vững, hiệu quả và có thể mở rộng quy mô tại tỉnh Sóc Trăng".
Vào hồi 13 giờ (giờ Hà Nội, tức 14 giờ Bắc Kinh) ngày 11/10, tại khu vực điểm thứ nhất của đường phân định lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, 2 bên đã tiến hành bàn giao 2 lồng nuôi trồng thủy sản với các đặc điểm nhận diện phù hợp với thông tin phía Văn phòng Ngoại vụ thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) đã cung cấp trong thư trao đổi ngày 21/9/2024.
Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào các tỉnh phía bắc, gây ra những đợt mưa, lũ lớn làm thiệt hại nghiêm trọng ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại nhiều địa phương. Thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều, đây là giai đoạn quan trọng, cấp bách về hỗ trợ để cùng bà con khôi phục sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội và nhu cầu thực phẩm cuối năm.
Trong đợt mưa lũ kéo dài nhiều ngày qua khiến hàng nghìn ha diện tích lúa mùa và hoa màu, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Nam bị thiệt hại nặng nề. Trong đó, riêng huyện Thanh Liêm có khoảng 250ha lúa của xã Vùng Tây sông Đáy bị mất trắng 100%.
Ngày 9/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản số 6661/BNN-TS gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định và Thái Bình về việc triển khai các biện pháp nhằm sớm khôi phục sản xuất nuôi trồng thủy sản.
Ngày 28/8, Ban Quản lý Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Phú Yên có bờ biển dài khoảng 189 km với hơn 21.000 ha mặt nước đầm, vịnh, bãi triều, cửa sông… rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, tỉnh Phú Yên có hàng nghìn ha vùng biển mở gần bờ và xa bờ có tiềm năng lớn để phát triển nuôi biển công nghiệp.
Ngày 20/5, ông Trần Văn Đạo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu cho biết, đã có khoảng gần 100 tấn tôm hùm, cá nuôi các loại của bà con vùng trọng điểm nuôi tôm hùm của tỉnh Phú Yên bị chết.
Liên quan vụ cá chết nổi trắng hồ Sông Mây tại tỉnh Đồng Nai, đến chiều 3/5, cơ quan chức năng địa phương đã hoàn thành việc vớt khoảng 200 tấn xác cá, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường ra khu dân cư.
Trong khuôn khổ Hội nghị "Phát triển nuôi biển bền vững, nhìn từ Quảng Ninh" đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận nghiên cứu hợp tác thúc đẩy phát triển nuôi biển của tỉnh Quảng Ninh; trao giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển trên địa bàn tỉnh.
Ngày 1/4 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức “Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển-Nhìn từ Quảng Ninh”. Tham dự Hội nghị có gần 450 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và đại diện các tổ chức quốc tế. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan dự và chủ trì hội nghị.
Nằm dọc sông Cu Đê, thôn Trường Định (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) sau nhiều năm nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, nay thành vùng có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất thành phố, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, vùng nuôi tại đây vẫn mang tính tự phát, chưa được quy hoạch bài bản, gây khó khăn cho nông dân và ảnh hưởng xấu đến môi trường...
Tuy có mức thu nhập hơn nhiều ngành, nghề khác trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhưng nghề nuôi cá nước ngọt lại phải đầu tư rất lớn và nguy cơ rủi ro cao. Do đó, để phát triển bền vững cần có sự liên kết chặt chẽ, xây dựng chuỗi cung ứng ổn định và sự chung tay của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội…
Xác định tài nguyên, môi trường biển là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế của tỉnh và phải được khai thác, sử dụng hiệu quả, những năm qua, Nam Định rất quan tâm thực hiện các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, đạt nhiều kết quả tích cực.
Sông Vệ là sông lớn thứ 2 của tỉnh Quảng Ngãi, song trên lưu vực sông chưa có công trình thủy lợi quy mô lớn có khả năng cắt giảm lũ hạ du, tích trữ, chuyển nước, điều tiết nguồn nước mặt để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Từ thực tế trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quan tâm, bố trí kinh phí đầu tư công trình hồ chứa nước Thượng Sông Vệ.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, sản xuất nông nghiệp của cả nước 7 tháng đầu năm 2023 vẫn duy trì tốt đà tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực: trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản.
Ngày 21/7, tại Nhà văn hóa thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng, đồng chí Phạm Đình Nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã dành hơn 4 giờ để chủ trì buổi đối thoại trực tiếp với người dân về công tác giải phóng mặt bằng, phục vụ thi công các dự án của Tập đoàn Xuân Thiện tại khu vực Cồn Xanh.
Sáu tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 4,13 tỷ USD, giảm 27,4% so với cùng kỳ năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực đều giảm, như cá ngừ chỉ đạt 380 triệu USD, giảm 31%, các loại thủy sản khác cũng giảm từ 17-30% so với cùng kỳ. Ngành thủy sản và các địa phương, doanh nghiệp đang tập trung triển khai nhiều giải pháp để chặn đà suy giảm xuất khẩu, vượt qua giai đoạn khó khăn…
Sáng 17/3, tại khu vực quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên biển Cát Bà (huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng), Tập đoàn STP (STP Group) đã hạ thủy cụm lồng bè nuôi trồng thủy sản được thiết kế kiểu mới đầu tiên và đạt chuẩn theo Quyết định số 3876/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Hải Phòng.
Ngày 2/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết, vừa phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với tổng nhu cầu vốn hơn 251,7 tỷ đồng.
Ngày 1/2, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã công bố Kế hoạch số 27/KH-UBND triển khai thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng về thực hiện tháo dỡ các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà và phấn đấu hoàn thành việc tháo dỡ trước ngày 1/7.
Triển khai Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tháng 8/2022 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030.
Ngày 21/12, tại Thanh Hóa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị triển khai chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản, giai đoạn 2021-2030; bàn giải pháp tăng cường công tác quản lý các khu bảo tồn biển, ven biển Việt Nam.
Ứng dụng công nghệ vượt trội, hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đang là một trong những hướng đi bền vững trong sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam hiện có 6.695 hồ chứa nước với tổng dung tích 796.143 triệu m3 phân bố ở 45/63 tỉnh, thành phố nhưng các địa phương mới chỉ khai thác được phần nhỏ diện tích hồ cho nuôi trồng thủy sản.
Nhằm phát triển kinh tế-xã hội và tạo công ăn việc làm cho người dân tại các địa phương ven biển, tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu sở, ngành chức năng và địa phương liên quan rà soát quỹ đất có tiềm năng để đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn, tập trung; chủ động kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.
Ngày 23/8, tại thành phố Sóc Trăng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Cơ giới hóa trong sản xuất nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản”.
Ngày 25/6, tại tỉnh Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh tổ chức Hội nghị “Phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa”. Tham dự hội nghị có đại diện các bộ, ngành Trung ương và hơn 20 tỉnh có hồ chứa lớn ở miền bắc, miền trung, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Những ngày qua, việc xả lũ của Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã được các cơ quan và chính quyền địa phương thông báo trước đến toàn bộ người dân phía hạ du. Nhờ đó, người dân đã chủ động các phương án ứng phó, không ảnh hướng đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là các hộ dân sinh sống dưới hạ du, nuôi trồng thủy sản…