Thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã chủ động trong việc ban hành các sản phẩm, chính sách cho vay nội bộ và tìm kiếm khách hàng thực hiện dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch để thẩm định và xem xét cho vay. Tuy nhiên trong quá trình này, việc cung ứng tín dụng còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ và tìm ra giải pháp.
Trong những năm qua, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum luôn quan tâm, chú trọng trong việc cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Trung ương, của tỉnh về phát triển nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, nhằm góp phần xây dựng nền nông nghiệp của huyện một cách bền vững.
Khoa học-công nghệ và chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng tạo nền tảng, động lực cho phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Để cụ thể hóa mục tiêu này, tỉnh Bình Phước đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học-công nghệ, tạo động lực cho ngành nông nghiệp từng bước phát triển.
Cùng với lợi thế về thuế quan khi tham gia các hiệp định thương mại tự do trong khu vực và trên thế giới, các ngành hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều biện pháp phi thuế quan là các rào cản kỹ thuật với thương mại (TBT) và các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) từ các nước nhập khẩu. Đây là thách thức lớn và toàn diện với mục tiêu tạo dựng nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm và bền vững của Việt Nam.
Những chiếc xuồng chở khóm xếp thành hàng dài len lỏi trong cánh đồng khóm mênh mông, chở cả những giọt mồ hôi đã thấm đẫm vào từng trái khóm, chở cả niềm hy vọng về kinh tế gia đình, tương lai học hành của con em người dân Cầu Đúc.
Ở vị trí trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, giữa sông Tiền và sông Hậu, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, tỉnh Vĩnh Long có tiềm năng lớn phát triển các loại lúa, màu, cây ăn quả. Phát huy thế mạnh này, Nghị quyết 03 ngày 1/12/2021 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phát triển kinh tế nông nghiệp, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Quá trình triển khai, bên cạnh thuận lợi cũng còn nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân.
Như Hà Văn Ngọc tâm sự thì anh khởi nghiệp muộn vì ở tuổi 34, nhiều người như anh đã thành công. Thế nhưng, nhìn vào cơ ngơi của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên, chúng tôi lại có suy nghĩ khác bởi thành công không chỉ ở sự giàu có mà còn ở chỗ họ có thể làm được gì cho xã hội, cho những người yếu thế. Và ở thôn Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, Hà Văn Ngọc và 17 thành viên đang nỗ lực phát triển kinh tế trong 5 năm qua để vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho quê hương, cũng như giúp đỡ người dân địa phương từng bước cải thiện cuộc sống.
Tối 2/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hợp tác xã Tam nông Việt Nam đã chính thức ra mắt, nhằm hướng đến phát triển nông nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng cao theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững, tạo niềm tin với người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm từ nông nghiệp.
Mới đây, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ Chương trình số 04-CTr/TU về đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025 (Chương trình số 04).
Nông nghiệp Việt Nam đang dần thực hiện những bước chuyển biến nền nông nghiệp theo hướng minh bạch. Muốn làm được điều đó thì trong mọi khâu đều phải được thực hiện một cách minh bạch, sáng tỏ.
Những ngày này, nông dân trên địa bàn huyện Chi Lăng, Lạng Sơn, hối hả bước vào vụ thu hoạch na. Vụ na năm nay huyện Chi Lăng có hơn 1.800 ha thu hoạch, sản lượng ước đạt hơn 18.000 tấn. Trong đó na trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP là hơn 613 ha, diện tích còn lại sản xuất theo hướng nông nghiệp an toàn.