Theo Bộ Tài chính Mỹ, năm tài chính 2024 đánh dấu mức thâm hụt cao thứ ba trong lịch sử “Xứ cờ hoa", chỉ sau hai năm 2021 và 2020 trong khi trả lãi cho nợ công tăng gần 30%.
Ngày 15/10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, lần đầu tiên trong lịch sử, nợ công toàn cầu dự kiến sẽ vượt 100 nghìn tỷ USD trong năm nay và có thể tăng nhanh hơn dự báo do xu hướng chi tiêu cao hơn, trong khi tăng trưởng chậm lại làm gia tăng nhu cầu và chi phí vay mượn.
Trong chín tháng điều hành đất nước vừa qua, Chính quyền Tổng thống Argentina Javier Milei thu được một số thành quả tích cực, song vẫn gặp không ít sóng gió khi theo đuổi chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Trình bày dự thảo ngân sách năm 2025 trước Quốc hội Argentina mới đây, Tổng thống Milei tiếp tục cam kết nỗ lực nhằm trút bỏ gánh nặng nợ công.
Lần đầu trong 15 tháng qua, Chính phủ Nhật Bản điều chỉnh đánh giá theo hướng tích cực hơn về tăng trưởng kinh tế của nước này với lý do tiêu dùng tư nhân có dấu hiệu phục hồi, dù còn khiêm tốn.
Ủy ban Ngân sách Hạ viện Mỹ vừa công bố, nước Mỹ đã đạt đến "cột mốc đáng lo ngại" mới, khi khoản nợ quốc gia vượt 35.000 tỷ USD. Ðáng chú ý, trong số đó có 1.000 tỷ USD được bổ sung chỉ từ đầu năm nay. Không chỉ với Mỹ, khối nợ công ngày càng phình to ở các cường quốc châu Âu, như Pháp và Anh, gây lo ngại tạo ra những rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu.
Nghị viện châu Âu và các nước thành viên đã đạt được thỏa thuận về cải cách các quy định ngân sách, trong đó giới hạn nợ công các nước ở mức 60% GDP và thâm hụt ngân sách ở mức 3% GDP.
Nợ công toàn cầu ở mức cao kỷ lục 307.400 tỷ USD đang trở thành gánh nặng “níu bước” tăng trưởng của nhiều nền kinh tế. Cuối tuần qua, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đã kêu gọi Italia, Pháp, Tây Ban Nha “thắt lưng buộc bụng” để giải quyết tình trạng nợ và thâm hụt tài chính ngày càng tăng.
Theo Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, trong giai đoạn 2021-2023, công tác huy động, trả nợ công, các chỉ tiêu an toàn nợ công… đều thực hiện bảo đảm mục tiêu, chỉ tiêu đề ra của Quốc hội, với nợ công được kiểm soát trong giới hạn an toàn ở ngưỡng khoảng 4 triệu tỷ đồng (chiếm khoảng 39-40% GDP) tính đến cuối năm 2023, giảm từ mức 42,7% GDP năm 2021.
Một nghiên cứu do năm cơ quan của Liên hợp quốc thực hiện cảnh báo, 3,3 tỷ người đang phải chịu hậu quả do các chính phủ cần ưu tiên thanh toán lãi nợ công hơn các khoản đầu tư thiết yếu cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) hay quá trình chuyển đổi năng lượng.
Nợ công toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục 92 nghìn tỷ USD vào năm 2022, khi các chính phủ phải vay tiền nhiều hơn để ứng phó với các cuộc khủng hoảng như đại dịch Covid-19, gánh nặng đặc biệt cao với các nước đang phát triển.
Ngày 29/6, Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho biết nợ công của nước này tiếp tục tăng trong quý đầu tiên của năm 2023, chạm mức kỷ lục 2.406,6 tỷ euro (tương đương 2.628,4 tỷ USD).
Theo Reuters và TTXVN, tối 1/6 (giờ địa phương), với 63 phiếu thuận và 36 phiếu chống, Thượng viện Mỹ thông qua dự luật đình chỉ chính sách áp dụng trần nợ công, qua đó tránh được thảm họa vỡ nợ lần đầu trong lịch sử nước Mỹ.
Truyền thông Mỹ đưa tin, Tổng thống Joe Biden và các nhà lập pháp phe Cộng hòa đã đạt thỏa thuận sơ bộ về nâng trần nợ công. Tổng thống Biden và Chủ tịch Hạ viện McCarthy đã có cuộc điện đàm kéo dài 90 phút để thảo luận về thỏa thuận. Nếu được Quốc hội thông qua, thỏa thuận sẽ giúp nước Mỹ tránh được nguy cơ vỡ nợ, trước khi Bộ Tài chính hết ngân sách để trang trải các chi phí vào ngày 5/6 tới.
Nhà trắng thông báo cuộc họp về trần nợ công giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và các đại diện cấp cao của đảng Cộng hòa theo kế hoạch diễn ra ngày 12/5 phải hoãn đến đầu tuần tới để tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên hai bên tiếp tục chuẩn bị công tác liên quan.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 458/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 và Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2023-2025.
Với chủ đề "Hợp tác trong một thế giới phân mảnh", Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2023 hôm nay khai mạc tại Davos (Thụy Sĩ). Ðây là sự kiện thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế bởi hội tụ giới tinh hoa chính trị và doanh nghiệp toàn cầu, diễn ra vào thời điểm thế giới đang đối mặt nhiều thách thức và hơn bao giờ hết, thế giới cần phối hợp hành động để cùng giải quyết các vấn đề chung.
Tính đến ngày 3/10, chính phủ Mỹ nợ hơn 31.123 tỷ USD. Đây là thông tin xấu đối với nền kinh tế đầu tàu thế giới vốn đã mong manh khi đang phải đương đầu với lạm phát phi mã.
Kết thúc Hội nghị thường kỳ tháng 9, Chính phủ Lào đề ra một số công tác trọng tâm ưu tiên chỉ đạo trong tháng 10 như: tiếp tục tập trung giải quyết các vấn đề nợ công; tập trung quản lý tỷ giá ngoại tệ, giá cả hàng hóa và tỷ lệ lạm phát…
Ngày 16/8, Ngân hàng Trung ương Italia thông báo, trong bối cảnh đồng euro yếu hơn và lạm phát gia tăng, nợ công của nước này đã tăng lên mức cao chưa từng thấy.
Ngày 27/6, Công ty điện lực nhà nước Ceylon Electricity Board (CEB), doanh nghiệp cung cấp điện độc quyền tại Sri Lanka, đã đề nghị tăng giá điện hơn 800% để bù lỗ, trong bối cảnh quốc gia này đang thiếu nhiên liệu trầm trọng.
Nhờ kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) và cơ cấu lại nợ công, tỷ lệ nợ công đã giảm mạnh từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống 55,2% GDP cuối năm 2020.
Chiều 9/11, báo cáo giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, dưới sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ, nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2021 đã hoàn thành, với thu ngân sách vượt dự toán đề ra và chi ngân sách bám sát dự toán, trong khi bội chi ngân sách bảo đảm theo quy định 4% của Quốc hội.
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 11/10 kêu gọi các nước giàu tài trợ 100 tỷ USD cho quỹ của Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA), nhằm giúp các nước nghèo hơn giải quyết tình trạng đảo ngược phát triển gây ra bởi đại dịch Covid-19.