Lãnh đạo Huyện ủy Phú Riềng (Bình Phước) trao đổi lấy ý kiến đánh giá, góp ý của nhân dân tại cơ sở. (Ảnh: nhandan.vn)

Phát huy vai trò giám sát của nhân dân

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đề cập một số vấn đề mới từ thực tiễn cần tiếp tục khẩn trương tổng kết, làm rõ, trong đó nhấn mạnh nội hàm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị-xã hội, nghề nghiệp.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại quận Hồng Bàng (Hải Phòng) luôn lấy sự hài lòng của người dân làm mục tiêu phục vụ.

Xây dựng chính quyền liêm chính vì nhân dân phục vụ

“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” là một trong những bài học quý báu, có giá trị lịch sử, thực tiễn sâu sắc của Cách mạng Tháng Tám. Bài học đó đã và đang được vận dụng, phát huy trong khơi dậy, quy tụ sức sáng tạo và mọi nguồn lực trong nhân dân, dựa vào sức mạnh của nhân dân để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững đất nước.
Lãnh đạo Huyện ủy Phú Riềng (Bình Phước) trao đổi lấy ý kiến đánh giá, góp ý của nhân dân tại cơ sở. (Ảnh: nhandan.vn)

Thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”

Trong cuốn sách Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo: “Thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; “Đó là việc lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, nguồn lực và mục tiêu của mọi chiến lược phát triển, tôn trọng quyền con người, quyền công dân. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều phải hợp lòng dân, vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân”.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh tiếp xúc, lắng nghe ý kiến người dân trong vùng dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Bài 2: Mọi công việc của Đảng xoay quanh một chữ “Dân”

Trải qua hai phần ba chặng đường đưa Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào cuộc sống, phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” đã trở thành “sợi chỉ đỏ” mà cả hệ thống chính trị tỉnh Đồng Nai tập trung hướng đến phấn đấu hiện nay.
Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - Dấu ấn của Tổng Bí thư và niềm tin của nhân dân

Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - Dấu ấn của Tổng Bí thư và niềm tin của nhân dân

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực được triển khai ngày càng quyết liệt, đồng bộ, toàn diện hơn, đạt được những kết quả nổi bật, có dấu ấn lịch sử, góp phần làm trong sạch bộ máy Đảng, Nhà nước, củng cố niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân thôn Tháp Thượng, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội). Ảnh: TRÍ DŨNG (TTXVN)

Quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”

Khi đề cập đến những nhiệm vụ trong giai đoạn sắp tới, trong phần thứ ba của bài viết Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Ðảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùngTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Trong mọi công việc của Ðảng và Nhà nước, phải luôn luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.