Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận, trao đổi về thực trạng, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong thực hiện việc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân trên địa bàn tỉnh; phân tích nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, đặc biệt là những nguyên nhân chủ quan từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, trách nhiệm của các cơ quan trong hệ thống chính trị.
Tăng cường đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân
Các đại biểu cũng đã trao đổi những kinh nghiệm, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả việc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân…
Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Nam tham gia ý kiến tại tọa đàm. |
Phát biểu chỉ đạo tại buổi tọa đàm, đồng chí Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Nam đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện tốt Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị, xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Hướng dẫn số 09-HD/TU ngày 12/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam về đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu về công tác đối thoại trực tiếp với nhân dân; đưa nội dung đối thoại vào chương trình công tác hằng năm, coi việc tổ chức đối thoại là nhiệm vụ quan trọng thực hiện công tác dân vận, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội.
Đồng chí Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Nam phát biểu chỉ đạo tại tọa đàm. |
Cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo thực hiện việc đối thoại bảo đảm quy trình, chất lượng. Trước khi tổ chức hội nghị đối thoại phân công đơn vị chủ trì tham mưu, cơ quan phối hợp đối thoại, lựa chọn hình thức, nội dung đối thoại với nhân dân bảo đảm quy định, hướng dẫn.
Quá trình đối thoại phải có chương trình chi tiết, cụ thể. Sau đối thoại ban hành thông báo kết luận kết quả đối thoại; chỉ đạo giải quyết những kiến nghị của nhân dân bảo đảm kịp thời, đúng quy định.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội làm tốt công tác nắm bắt, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân, dư luận xã hội, những vấn đề nhân dân quan tâm, bức xúc để phối hợp tham mưu người đứng đầu cấp ủy, chính quyền tổ chức đối thoại với nhân dân, đồng thời theo dõi, giám sát việc thực hiện kết luận sau đối thoại.
Đại diện Huyện ủy Bình Lục tham gia ý kiến tại tọa đàm. |
Thời gian qua, việc triển khai thực hiện đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân trên địa bàn tỉnh đã đi vào nền nếp. Từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức được 518 cuộc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân.
Thông qua đối thoại đã tạo sự đồng thuận, thống nhất giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, việc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam còn những khó khăn, tồn tại, hạn chế như: công tác tuyên truyền, quán triệt, cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn về đối thoại ở một số địa phương, đơn vị còn chưa đầy đủ, kịp thời.
Việc hướng dẫn, chuẩn bị đối thoại, phân công cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp tham mưu cấp ủy, chính quyền đối thoại ở các cấp còn lúng túng.
Chưa có nhiều ý kiến góp ý của nhân dân về đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền.
Nhiều cuộc đối thoại còn mang tính tiếp xúc cử tritiếp xúc cử tri, chưa phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, chưa lựa chọn những vấn đề nóng, vấn đề phức tạp, vấn đề người dân quan tâm, bức xúc.
Các ý kiến, kiến nghị của nhân dân chưa phản ánh đầy đủ, toàn diện tình hình tại địa phương, đơn vị.