Thời gian qua, MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội đã có nhiều cố gắng trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; phát huy ngày càng tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; cùng với Đảng, Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; chủ động tham gia phát triển kinh tế-xã hội. MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội cũng tăng cường đổi mới công tác giám sát, phản biện xã hội, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền.
Trong 5 năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp ở cơ sở đã chủ trì, phối hợp giám sát được 307.311 cuộc, trong đó cấp tỉnh giám sát 10.191 cuộc; ở cấp huyện, chủ trì giám sát được 54.279 cuộc; và cấp xã, chủ trì giám sát 242.841 cuộc.
Trong 5 năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp ở cơ sở đã chủ trì, phối hợp giám sát được 307.311 cuộc, trong đó cấp tỉnh giám sát 10.191 cuộc; ở cấp huyện, chủ trì giám sát được 54.279 cuộc; và cấp xã, chủ trì giám sát 242.841 cuộc.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố đã chủ trì tổ chức 85.634 cuộc phản biện ở các cấp. Qua giám sát, phản biện xã hội, đã có nhiều kiến nghị, đề xuất quan trọng đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước, cơ quan chức năng các cấp trong hoàn thiện và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc. Một số cấp cơ sở còn lúng túng trong lựa chọn nội dung giám sát; chất lượng còn hạn chế, chưa đưa ra những kiến nghị cụ thể, chưa giám sát kết quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát... Phản biện xã hội trong những năm qua chủ yếu chú trọng tới các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chưa thực hiện phản biện tới các chính sách, văn bản của các cấp ủy đảng, các chính sách quan trọng do các cấp chính quyền địa phương ban hành có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Việc phản biện xã hội theo hình thức đối thoại trực tiếp giữa MTTQ với cơ quan, tổ chức soạn thảo văn bản chưa được thực hiện...
Để góp phần làm rõ nội hàm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội, từ thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát, nhiều cán bộ, đảng viên cho rằng cần nâng cao hơn nữa vai trò trung tâm, chủ thể của nhân dân.
Theo đó, cần tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ chế MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện vai trò nòng cốt trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giám sát phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước và phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Cấp ủy đảng cần tập trung lãnh đạo MTTQ đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương thức hoạt động, ngày càng hướng mạnh về cơ sở, theo phương châm gần dân, sát dân, trọng dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân để kịp thời phản ánh với Đảng, Nhà nước.
Bên cạnh đó, các cấp ủy đảng và chính quyền phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của nhân dân; tin dân và tôn trọng dân; đồng thời, hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm nhân dân thật sự phát huy quyền làm chủ, được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng chính đáng của mình thông qua MTTQ và các tổ chức thành viên của Mặt trận; đẩy mạnh sắp xếp hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy MTTQ các cấp hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đồng bộ thông suốt.
Chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về làm rõ nội hàm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề nghiệp là đúng đắn và cần thiết.
Việc sớm tổng kết thực tiễn sẽ giúp Trung ương có những chỉ đạo giải quyết kịp thời, dứt điểm những vướng mắc, khó khăn; tạo chuyển biến tích cực trong phát huy sức mạnh của nhân dân vào công cuộc đổi mới của đất nước cũng như vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị vững mạnh, toàn diện.