Ngay trước thềm Tết Thiếu nhi 1/6, các đơn vị nghệ thuật tưng bừng “tung” hàng loạt sản phẩm sân khấu chào hè, cho thấy những người làm sân khấu đã quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần của công chúng nhỏ tuổi. Tuy nhiên, để thu hút các em, sân khấu thiếu nhi vẫn cần nỗ lực chuyển mình trong đầu tư, sáng tạo và dàn dựng.
"Ả cave nhà hàng Maxim" được lấy từ nguyên tác "La Dame de chez Maxim", một kiệt tác hài kịch của nhà viết kịch nổi tiếng người Pháp Georges Feydeau, vừa được Nhà hát Kịch Việt Nam dàn dựng và công diễn. Vở diễn từng được dàn dựng và mang lại những thành công vang dội ở sân khấu nhiều nước, đả kích sâu cay thói phù phiếm, học đòi thông qua tiếng cười hài hước.
Ðã đi khắp thế giới, đã định cư ở nước ngoài yên ấm chồng con đề huề gia đình, nhưng rồi những nỗi nhớ vô hình vẫn đeo bám ám ảnh Hoa. Nhớ mẹ, nhớ quê hương, nhớ tuổi thơ chơi trốn tìm đuổi bắt sau phông màn sân khấu mỗi lần theo mẹ đến Nhà hát kịch, nhớ cả không khí tưng bừng của các vở diễn nức tiếng một thời..., dòng ký ức hỗn độn ấy thúc giục, vẫy gọi, lôi kéo Hoa trở về để tự hòa mình thành một phần của kỷ niệm ở tương lai...
Những góc khuất trong cuộc sống ở mỗi người, nỗi khao khát được sống là chính mình khi gia đình, xã hội vẫn còn những áp đặt và định kiến đã được các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Kịch Việt Nam thể hiện ở những thể nghiệm trong vở diễn “Bóng rối” vừa được ra mắt.
Chúng tôi đến gặp Nghệ sĩ Ưu tú Doãn Bằng (trong ảnh) vào một chiều thu Hà Nội. Vẫn với phong cách có phần lãng tử cùng mái tóc dài buộc gọn, giày thể thao, áo sơ-mi thụng..., anh say sưa kể cho chúng tôi nghe về chuyện đời, chuyện nghề của người nghệ sĩ đã tròn 30 năm miệt mài trên hành trình thiết kế mỹ thuật sân khấu.
Vở hài kịch kinh điển Quan thanh tra nổi tiếng được đại văn hào Nikolay Vasilyevich Gogol sáng tác từ những năm đầu thế kỷ 19, nhưng vẫn gần gũi, thân quen với khán giả nước ta khi được Nhà hát Kịch Việt Nam dàn dựng. Vở kịch mang đến những tiếng cười châm biếm sâu cay, nhưng không kém phần thời sự trong cuộc sống hôm nay.
Vở hài kịch kinh điển “Quan thanh tra” của nhà văn Nikolay Vasilyevich Gogol vừa được Nhà hát Kịch Việt Nam hoàn thành dàn dựng và ra mắt tối 3/10, trên sân khấu nhà hát tại số 1 Tràng Tiền (Hà Nội).
Kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam-Algeria, tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn vở kịch Người đi dép cao su của Kateb Yacine. Đến dự, có ngài Abdelhamid Boubazine, Đại sứ Algeria tại Việt Nam và Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông.
Kỷ niệm 64 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng và 34 năm Ngày Biên phòng toàn dân, đoàn nghệ sĩ Nhà hát Kịch Việt Nam đã có chuyến lưu diễn tại các tỉnh Tây Bắc với tên gọi “Hành trình Xuân Biên giới” từ ngày 10 đến 23/3.
Sáng 1/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức lễ công bố dự án “Happy Smile - Nụ cười hạnh phúc” với mục tiêu đưa nghệ thuật kịch nói đến với nhân dân ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
Sáng 15/2, Nhà hát kịch Việt Nam tổ chức lễ khởi dựng vở “Người đi dép cao su”. Đây là tác phẩm về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh của nhà viết kịch nổi tiếng người Algeria Kateb Yacine.
Kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa, nghệ thuật giữa hai nước, Nhà hát kịch Việt Nam tổ chức biểu diễn vở kịch “Cô gái và chiếc xe máy” hợp tác dàn dựng với đối tác nước bạn.
Tối 14/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát kịch Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập (12/1952-12/2022) và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và chung vui cùng tập thể các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên của nhà hát.
Chiều 12/10, Nhà hát kịch Việt Nam và Hiệp hội các nhà sản xuất chương trình biểu diễn Hàn Quốc (KAPAP) tổ chức gặp gỡ báo chí giới thiệu vở diễn “Bến không chồng” của tác giả Vũ Thị Thu Phong (dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Dương Hướng), do hai đạo diễn là Nghệ sĩ ưu tú Lâm Tùng và Kim Min Jeong dàn dựng.
Trong các ngày 3 và 4/10 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), công chúng yêu nghệ thuật của thủ đô được thưởng thức vở nhạc kịch nổi tiếng “Alice in Wonderland” (Alice ở xứ sở kỳ diệu). Chương trình là sự hợp tác giữa Nhà hát Kịch Việt Nam, Viện Âm nhạc quốc gia Australia (Australian Institute of Music) và Tập đoàn Pacific Ocean Partners.
Lần đầu tiên, Nhà hát kịch Việt Nam hợp tác với Công ty “Vàng son một thuở” thực hiện vở kịch “Người yêu... Hoa hậu”, hướng tới khán giả từ lứa tuổi 16 tới 35. Vở kịch được tác giả, NSND Doãn Hoàng Giang soạn từ năm 2001, nhưng đã được các nghệ sĩ đoàn kịch đương đại Nhà hát kịch Việt Nam “khoác áo mới”, với ngôn ngữ và cách thể hiện của ngày nay.
Là một dự án trọng điểm nhân kỷ niệm 70 năm hình thành và phát triển của Nhà hát Kịch Việt Nam, các đối tác Australia phối hợp nhà hát dựng vở nhạc kịch "Alice ở xứ sở thần tiên" (Alice in wonderland) với mong muốn định hướng giá trị văn hóa, thẩm mỹ cho giới trẻ và tạo điều kiện giúp họ có thể phát huy được khả năng nghệ thuật trên sân khấu.
Trong các ngày 3 và 4/11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam công diễn vở kịch nói “Thiên mệnh”. Khai thác đề tài lịch sử với nhân vật chính là Thái sư Trần Thủ Độ, vở diễn đã đặt ra những vấn đề mang tính thời sự, được dư luận quan tâm.
Đã lâu mới trở lại màn ảnh nhỏ, nhưng NSƯT Trịnh Mai Nguyên đã gây ấn tượng với khán giả qua vai diễn Chủ tịch Khang trong phim “Hương vị tình thân”, đến mức có khán giả đã trìu mến phong cho anh danh hiệu “Ông bố quốc dân”…
Nhà hát kịch Việt Nam công diễn lại vở kịch “Bão tố Trường Sơn”, vở diễn gắn với tên tuổi đạo diễn, cố NSND Anh Tú trong tháng 4 này. Đặc biệt, NSƯT Xuân Bắc sẽ trở lại trên sàn diễn trong vở này, sau một thời gian dài bận bịu với công việc quản lý.