Đồng chí Phạm Đức Toàn (thứ 3 từ phải sang), Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tham gia lễ khởi công làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo ở huyện Mường Nhé.

Ấm áp những ngôi nhà Đại đoàn kết

Dù gặp rất nhiều khó khăn do địa bàn rộng, giao thông chia cắt, đặc biệt đợt cao điểm triển khai chương trình lại xảy ra mưa dông trên diện rộng, thế nhưng dưới sự chỉ đạo cụ thể, sát sao của cấp ủy, chính quyền các huyện, tỉnh Điện Biên đã hoàn thành làm mới 5.000 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo. Mùa xuân này, toàn tỉnh có thêm 5.000 hộ nghèo có niềm vui trọn vẹn khi được ở trong những mái nhà vững chãi, ấm áp tình người.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cùng cán bộ xã Nậm Kè vận động người dân bản Huổi Khon 2 hưởng ứng phong trào thi đua “Không cho đất nghỉ” do Huyện ủy Mường Nhé phát động.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác vận động, tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số

Đặt mục tiêu đến năm 2025 toàn huyện không còn bản “trắng” chi bộ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) cũng coi đây là hành động cụ thể biểu thị quyết tâm từng đảng viên trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Qua sự kết nối của Báo Giáo dục và Thời đại, hàng trăm học sinh ở xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đã được nhận những phần quà ý nghĩa trong đầu năm học 2023-2024.

Huy động nguồn lực hỗ trợ giáo dục Điện Biên

Sau mỗi giờ dạy trên lớp, các thầy giáo, cô giáo ở nhiều huyện vùng cao, biên giới như: Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà, Tủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên lại dành thời gian sửa lại nơi ăn, phòng ở hoặc cùng học sinh làm thêm đồ dùng học tập. Nhiều thầy cô còn chủ động kết nối bạn bè, người thân, nhà hảo tâm ủng hộ thêm vật chất, làm thêm các công trình trong trường, lớp. Có sự góp sức, góp công với tấm lòng thương yêu học trò vô bờ bến của các thầy, cô giáo, công tác xã hội hóa giáo dục tại tỉnh nghèo Điện Biên đã đem lại nguồn lực giúp sự học của cô, trò nơi đây dần vơi bớt khó khăn!
Giờ học của thầy trò lớp mầm non tại điểm bản Huổi Đá, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Điện Biên khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

Dù đã chủ động thông báo chỉ tiêu, kế hoạch tuyển dụng hằng năm; thậm chí người đứng đầu ngành giáo dục và đào tạo tỉnh kêu gọi sinh viên mới ra trường liên hệ ứng tuyển, nhưng tình trạng thiếu giáo viên tại tỉnh Điện Biên vẫn chưa được khắc phục. Thực tế này xảy ra từ nhiều năm, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học cũng như tăng áp lực với giáo viên, nhất là giáo viên bộ môn chuyên biệt theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đồng chí Bùi Minh Hải (đầu tiên bên trái), Bí thư Huyện ủy Mường Nhé trao đổi với các trưởng bản, bí thư chi bộ các bản, khu dân cư về dự hội nghị.

Mường Nhé gặp mặt bí thư chi bộ, trưởng bản và trưởng ban công tác mặt trận 115 bản, khu dân cư

Kịp thời thông tin tình hình an ninh chính trị, trật tự, kinh tế-xã hội trên địa bàn đến cán bộ chủ chốt bản, các khu dân cư, sáng 13/6, Huyện ủy Mường Nhé (tỉnh Điện Biên), tổ chức gặp mặt, lắng nghe ý kiến, tâm tư của 270 đồng chí là bí thư chi bộ, trưởng bản, trưởng ban công tác mặt trận của 115 bản, tổ dân cư trên địa bàn toàn huyện.
Đại diện lãnh đạo bốn huyện trao biên bản hợp tác trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển.

4 huyện nghèo thuộc 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu ký kết hợp tác phát triển

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy Điện Biên và Lai Châu về việc tăng cường hợp tác, thúc đẩy liên kết vùng, hôm nay (23/5), tại trung tâm huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên), lãnh đạo 4 huyện: Mường Nhé, Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) và Mường Tè, Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) đã long trọng tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm, hợp tác.
Giáo viên Trường dân tộc bán trú tiểu học Leng Su Sìn vận động học sinh trở lại trường.

Gian nan vận động học sinh trở lại trường

Sáng đầu xuân, khi nhà nhà còn quây quần, du xuân thì quốc lộ 4H từ km 0 dẫn về huyện biên giới Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) đã có từng đoàn người di chuyển vội vã. Hầu hết thành viên trong các đoàn là giáo viên, họ trở về trường đúng ngày làm việc rồi lại tỏa đi các bản vận động học sinh trở lại trường…
Ở lại biên giới, các thầy cô giáo huyện Mường Nhé còn tổ chức gói bánh chưng chung vui cùng bà con, dân bản.

Xuân về với giáo viên cắm bản

Những ngày này, khi không khí Tết đã tràn ngập trong mỗi ngôi nhà, làng quê thì lòng người xa quê như những giáo viên cắm bản ở huyện biên giới Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) cũng trào dâng bao nỗi niềm khắc khoải. Người nhớ cha, người nhớ mẹ, nhớ em và nhớ con đường nhỏ dẫn về mỗi xóm, mỗi làng. Bao nhiêu nỗi nhớ là bấy nhiêu nỗi niềm…
Mỗi học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trần Văn Thọ đều cô giáo đo thân nhiệt, hướng dẫn sát khuẩn tay trước khi vào trường.

Mỗi trường học là một “doanh trại” phòng, chống dịch

Không lễ kỷ niệm, không hoa, không quà, ngày 20/11 năm nay với các thầy, cô giáo ở huyện biên giới Mường Nhé, tỉnh Điện Biên trôi đi trong hối hả âu lo và bộn bề công việc. Bởi khi này, ngoài nhiệm vụ dạy và học, bảo đảm kiến thức cho đàn em thơ, các thầy cô còn phải lo bảo đảm an toàn phòng dịch cho các hàng chục nghìn học sinh từ lứa tuổi mầm non đến trung học cơ sở. 

Bí thư Huyện ủy Mường Nhé và Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Điện Biên trao học bổng tặng học sinh xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé.

Trao 80 suất học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số huyện Mường Nhé

Chia sẻ khó khăn với học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số thuộc các xã biên giới huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, ngày 1-3, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Điện Biên và một số doanh nghiệp thành viên đã tổ chức trao 80 suất học bổng (mỗi suất 500 nghìn đồng) tặng 80 học sinh là con em đồng bào các dân tộc: H'mông, Kháng, Dao, Hà Nhì...