Theo quy định, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp khi đi vào hoạt động phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng nhiều khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chưa được đầu tư hệ thống này gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương cũng như việc thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp.
Sau 30 năm tham gia Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozon (ô-dôn), Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon, Việt Nam đã nỗ lực triển khai đồng bộ về cơ chế, chính sách, giải pháp để quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon và bước đầu thu được một số kết quả đáng khích lệ.
Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 (gọi tắt Luật Bảo vệ môi trường 2020) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, gồm 16 chương, 171 điều, với nhiều chính sách mới mang tính đột phá và được kỳ vọng tạo bước tiến lớn trong công tác bảo vệ môi trường tại nước ta hiện nay.
Ước tính mỗi ngày, cả nước phát sinh khoảng hơn 70 nghìn tấn rác thải, tuy nhiên, chỉ có 15% lượng rác này được thu gom, tái chế hoặc tái sử dụng. Việc xử lý rác thải cần được tiếp cận một cách bài bản và hiệu quả để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng; đẩy mạnh công tác phân loại rác thải tại nguồn và khuyến khích áp dụng công nghệ tái chế.
Sáng 6/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Đề án “Quân đội phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa trong tình hình mới” (Đề án), do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức.
Ngày 16/8, tại thành phố Hải Phòng, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội thảo Trao đổi về công tác triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương khu vực phía bắc và miền trung.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định đến ngày 1/1/2025 sẽ phải thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt, được kỳ vọng là một bước đi đột phá để cải thiện tình trạng ô nhiễm và quá tải do rác thải sinh hoạt cũng như lãng phí tài nguyên từ rác.
Hưởng ứng sự kiện Ngày Môi trường thế giới, Tháng “Hành động vì môi trường năm 2024”, ngày 5/6, Viện Địa lý nhân văn (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo “Bảo vệ môi trường các di sản thiên nhiên theo Luật Bảo vệ môi trường 2020”.
Để chuẩn bị triển khai Đề án phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Hà Nội đồng bộ từ năm 2026, từ tháng 6/2024, 23 phường, gồm phường Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng), phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình), phường Phú Đô, Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm), phường Nam Đồng (quận Đống Đa) và 18 phường của quận Hoàn Kiếm thí điểm phân loại rác thải từ nguồn thải.
Nhấn mạnh ô nhiễm môi trường đang là vấn đề “nóng”, được đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm, đại biểu Quốc hội đề nghị Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Ngày 17/5, tại Hà Nội, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức Diễn đàn "Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt".
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt; thực hiện giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang gấp rút hoàn thiện, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, chỉ đạo các địa phương triển khai những quy định nêu trên.
Việc thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (Extended Producer Responsibility - EPR) được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới để kiểm soát chất thải ra môi trường, và Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á đầu tiên áp dụng công cụ này. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp phát triển bền vững hơn, song cũng là thách thức bởi các quy định, quy trình mới luôn cần thời gian để triển khai và thực thi một cách thông suốt và hiệu quả.
Với sự nỗ lực của ngành tài nguyên và môi trường, sự phối hợp, hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương, nhất là các đơn vị sản xuất, kinh doanh và người dân, công tác kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực thời gian qua.
Hiện nay, mỗi ngày trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 10 nghìn tấn chất thải rắn sinh hoạt; trong đó, chất thải nhựa, chất thải khác có thể tái chế chiếm tỷ trọng cao (với khoảng 1.800 tấn).
Ngày 28/12, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “30 năm thực thi Luật Bảo vệ môi trường”, thu hút đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học tham dự.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, từ ngày 1/1/2024, quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (gọi tắt là EPR) sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, các nhà sản xuất, nhập khẩu pin, ắc-quy, dầu nhớt, săm lốp và bao bì (thương phẩm) sẽ phải có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu sau khi người tiêu dùng thải bỏ.
Xác định công tác bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, nên Tỉnh ủy Đắk Nông đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 20/5/2022 về tăng cường quản lý bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm bảo đảm định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhanh và bền vững.
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông Võ Văn Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, Sở đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành 33 Quyết định liên quan lĩnh vực môi trường và các văn bản chỉ đạo để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ môi trường và báo cáo về lĩnh vực bảo vệ môi trường theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường và tỉnh Đắk Nông.
Ngày 7/11, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền là 125 triệu đồng đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đỗ Gia Capital vì một số hành vi liên quan bảo vệ môi trường.
Từ nguồn vốn tiếp nhận từ ngân sách nhà nước; các khoản hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Quỹ Bảo vệ môi trường và Phát triển đất tỉnh Đắk Nông (Quỹ) đã tổ chức quản lý, sử dụng, kịp thời hỗ trợ tài chính cho các hoạt động phát triển quỹ đất, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, phát huy tối đa hiệu quả.
Hiện nay, do lượng rác thải nói chung và chất thải rắn đô thị ngày càng tăng, gây áp lực lớn trong việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở Thủ đô. Đây là vấn đề “nóng”, đòi hỏi sự vào cuộc của các ngành, các cấp, sự thay đổi nhận thức của mỗi người dân trong việc thu gom và xử lý chất thải, góp phần bảo vệ môi trường.
Ngày 23/11, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Trung tâm Truyền thông Tài nguyên môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cho các cán bộ làm công tác tuyên giáo, công tác tuyên truyền thuộc các cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội và các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh.
Ngày 15/12, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tổ chức hội thảo quản lý chất thải theo hướng kinh tế tuần hoàn, nhằm chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản về chính sách kinh tế tuần hoàn với trọng tâm là tái chế và quản lý chất thải.
Trên cơ sở những ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, hội, hiệp hội doanh nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (gọi tắt là dự thảo Nghị định) để trình Chính phủ ban hành theo đúng thời gian quy định.
Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) mới được thông qua lần đầu tiên xác định cộng đồng dân cư là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường. Mục tiêu xuyên suốt, trọng tâm của Luật là bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân và thay đổi phương thức quản lý, cắt giảm thủ tục hành chính...
Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Trần Hồng Hà, ở các thời điểm nhất định trong năm xảy ra hiện tượng “nghịch nhiệt” thì ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ở mức cao.
Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, ô nhiễm tại lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy đã nhận diện và đánh giá về các nguồn thải. Theo đó, nguồn thải chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ từ nước thải sinh hoạt, từ nguồn thải của các tỉnh, thành phố của sông Nhuệ, sông Đáy.