Ngày 9/10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị.
Phát huy vai trò ngân hàng thương mại chủ lực phát triển “Tam nông”, nghiêm túc thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã giải ngân 7.183 tỷ đồng tới hơn 5.000 lượt khách hàng trong chương trình tín dụng ưu đãi dành cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản 6 tháng đầu năm 2024 đã đạt gần 8 tỷ USD, tăng hơn 21% so cùng kỳ năm 2023, đạt 52,3% so kế hoạch năm... Đây được coi là một bức tranh sáng về xuất khẩu, sau thời gian dài gặp khó do thị trường trầm lắng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện vẫn sản xuất cầm chừng do chưa có nhiều đơn hàng dài hạn và thị trường xuất khẩu chưa thực sự ổn định...
5 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6.14 tỷ USD (tăng 23.6%) so cùng kỳ năm 2023. Theo ghi nhận, đơn hàng của các doanh nghiệp đang tăng lên, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến tháng 6, thậm chí đến hết năm. Đây là những tín hiệu vui, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, nhóm hàng nông sản đạt 10,44 tỷ USD, lâm sản 5,18 tỷ USD, thủy sản 2,68 tỷ USD…
Năm 2023, ngành lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thị trường xuất khẩu lâm sản phục hồi chậm, tình trạng lạm phát của thế giới vẫn ở mức cao,… đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh.
Theo số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tổng diện tích cà-phê của nước ta tính đến năm 2022 đạt hơn 710.000 ha, trong đó diện tích cà-phê kinh doanh đạt hơn 653.000 ha.
Bên cạnh việc khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh sẵn có của rừng, xây dựng quy hoạch, chiến lược để phát triển, các địa phương đang đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng. Đây chính là chìa khóa quan trọng nhằm phát triển kinh tế rừng ổn định và bền vững...
Rừng cung cấp nguyên liệu gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ môi trường, du lịch và nhiều nguồn thu nhập khác cho khoảng 25 triệu người dân đang sống phụ thuộc vào rừng trong cả nước. Phát triển kinh tế rừng trở thành mục tiêu quan trọng và cần được các địa phương xây dựng định hướng chiến lược.
Theo báo cáo của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST), giá trị xuất khẩu lâm sản từ đầu năm đến nay đã giảm hơn 28% so cùng kỳ năm 2022, trong đó, kim ngạch xuất khẩu những sản phẩm chủ lực của của khối doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đều giảm.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành văn bản hướng dẫn ngân hàng thương mại triển khai Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản, với quy mô lên tới 15 nghìn tỷ đồng.
Những năm qua, tỉnh Bắc Kạn chủ trương thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến và du lịch sinh thái nhằm tận dụng, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có. Hướng đi này đã tạo ra động lực phát triển mới, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập cho nhân dân, gia tăng giá trị kinh tế cho tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn này.
Không chỉ riêng Tây Nguyên, nạn phá rừng và xâm chiếm đất rừng trong cả nước đang nóng lên từng ngày. Sức nóng của cuộc chiến giữ rừng được truyền thông đại chúng liên tục phản ánh và cảnh báo.
Mức thưởng không lớn, nhưng là nguồn động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân cùng tham gia với chính quyền và lực lượng chức năng trong phát hiện, bắt giữ "lâm tặc". Chỉ mới triển khai, nhưng cách làm này của huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, đã huy động tối đa "tai mắt" của nhân dân trong việc cung cấp thông tin, góp phần kéo giảm đáng kể tình trạng xâm hại tài nguyên rừng.
Ngày 17/2, một lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai cho biết, Hạt Kiểm lâm liên huyện Xuân Lộc - Long Khánh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” xảy ra tại Phân trường Trản Táo thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 11 tháng, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 49,04 tỷ USD, tăng 11,8%. Như vậy, giá trị xuất khẩu nông , lâm, thủy sản 11 tháng năm 2022 đã vượt con số kỷ lục của năm 2021 là 48,6 tỷ USD.
Sáng 20/9, tại trụ sở Công an huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã tổ chức Lễ khen thưởng đột xuất cho cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Sa Thầy vì đã có thành tích xuất sắc trong điều tra, xử lý vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong tám tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt khoảng 66,2 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sáu tháng đầu năm 2022, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhưng bức tranh xuất khẩu gỗ ngành lâm nghiệp vẫn nổi lên nhiều điểm sáng. Theo dự báo Tổng cục Lâm nghiệp, xuất khẩu gỗ và lâm sản cả năm 2022 sẽ đạt khoảng 16,3 tỷ USD.
Chiều 25/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) phối hợp Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) tổ chức hội thảo tham vấn hoàn thiện báo cáo “Ngành gỗ Việt Nam - vấn đề và các giải pháp bảo đảm định hướng chiến lược đến năm 2030”.
Năm 2021, ngành lâm nghiệp chịu rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên vượt lên những khó khăn đó, tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ và các loại lâm sản của nước ta đạt tới 15,87 tỷ USD, vượt 20% kế hoạch đề ra và tăng 20% so với năm 2020.