Họp báo thông tin về "Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển-nhìn từ Quảng Ninh", ngày 25/3/2024.

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển-nhìn từ Quảng Ninh

Từ ngày 31/3 đến 1/4/2024, tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức “Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển-nhìn từ Quảng Ninh”. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chiều 25/3 tại Hà Nội.
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần Chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Kiên Cường, tỉnh Kiên Giang. (Ảnh TRẦN TUẤN)

Cơ hội từ thị trường nông sản ASEAN

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), dù năm 2023 là một năm khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, nhưng ASEAN vẫn duy trì là khu vực kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, GDP khu vực tăng trưởng ở mức 4,2%. Đây cũng là khu vực thị trường nhập khẩu đa dạng các mặt hàng nông, lâm, thủy sản từ nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết hiệu quả lợi thế trong xuất khẩu nông sản sang các nước ASEAN.
Sản xuất tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định.

Tín hiệu vui của dệt may xuất khẩu

Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD trong bối cảnh đối diện nhiều thách thức khi cầu tiêu dùng sụt giảm, các thị trường nhập khẩu đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc liên quan thẩm định quyền con người và môi trường trong chuỗi cung ứng, quy định thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế,...
Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Công ty cổ phần TAVICO (Đồng Nai).

Cơ hội và thách thức mới đối với ngành gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2023 chỉ đạt 14,07 tỷ USD, không đạt chỉ tiêu đề ra. Đây là năm đánh dấu sự gián đoạn trong mạch tăng trưởng liên tục luôn đạt ở mức hai con số mà ngành xuất khẩu gỗ đã duy trì nhiều năm trước đó. Đây cũng là dấu hiệu khó khăn trong giai đoạn tiếp theo, đòi hỏi ngành gỗ phải nỗ lực để vượt qua, lấy lại đà tăng trưởng…
Dây chuyền sản xuất và lắp ráp ô-tô của Nhà máy sản xuất ô-tô VinFast, Khu công nghiệp Ðình Vũ (Hải Phòng). (Ảnh AN KHÁNH)

Nhiều cơ hội xuất khẩu trong năm 2024

Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tổng cầu thế giới sụt giảm, tuy nhiên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua khó khăn để dần hồi phục mạnh mẽ về cuối năm. Trả lời phỏng vấn Báo Nhân Dân, Bộ trưởng Công thương NGUYỄN HỒNG DIÊN đánh giá: Năm 2024 có nhiều cơ hội giúp hoạt động xuất khẩu của Việt Nam phục hồi.
Cải cách thể chế, thực thi hiệu quả các FTA

Cải cách thể chế, thực thi hiệu quả các FTA

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) là cơ hội để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Song, để tận dụng lợi thế các hiệp định, việc hoàn thiện thể chế, hệ thống chính sách pháp luật phù hợp các cam kết quốc tế là yêu cầu đặt ra.
Người dân xã Tân Hội, huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng chăm sóc cây hồ tiêu. (Ảnh TRẦN VIỆT)

Thách thức xuất khẩu sản phẩm từ cây công nghiệp

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản đạt khoảng 25 tỷ USD trên tổng số hơn 53 tỷ USD xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước. Ðóng góp vào kết quả này có sự duy trì và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm từ cây công nghiệp, như: cà-phê, điều, tiêu, chè, cao-su... Trong đó, hai sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỷ USD, là cà-phê 4,18 tỷ USD, tăng 3,1% và hạt điều 3,63 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2022.
Sản phẩm của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Nội).

Kết nối cung cầu nguyên liệu cho sản phẩm OCOP

Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cả nước hiện có hơn 5.400 làng nghề; tạo việc làm cho khoảng 2,3 triệu lao động nông thôn, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong đó, riêng Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Ðáng chú ý, các làng nghề Hà Nội hội tụ tới 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước.
Kiểm tra mẫu gạo xuất khẩu tại Nhà máy chế biến gạo Thoại Sơn (thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời). (Ảnh HÀ AN)

Dồn sức cho mục tiêu xuất khẩu nông sản

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 38,48 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2022. Ngành nông nghiệp vẫn kiên trì mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2023 sẽ cán mốc 54 tỷ USD. Dự báo, những tháng cuối năm là cơ hội cho nhiều ngành hàng bứt phá để hiện thực hóa mục tiêu này.
Nhà máy sản xuất đồ gia dụng Elmich tại Cụm công nghiệp Bình Mỹ huyện Bình Lục có 80% sản lượng của nhà máy phục vụ xuất khẩu.

Hà Nam tìm giải pháp tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Từ đầu năm 2023 đến nay, tỉnh Hà Nam đã triển khai nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách, cải cách về thủ tục hành chính trong công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động xuất, nhập khẩu. Nhờ đó, kết quả, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong 9 tháng trên địa bàn tỉnh Hà Nam ước đạt 5,3 tỷ USD.
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần Thủy sản Cafatex (Hậu Giang). (Ảnh: TRẦN QUỐC)

Mở rộng cơ hội cho xuất khẩu với dấu hiệu phục hồi tích cực

Chín tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước ước đạt 259,67 tỷ USD, giúp Việt Nam đạt xuất siêu 21,68 tỷ USD. Tuy xuất khẩu giảm so cùng kỳ, nhưng đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của các ngành, các cấp và cộng đồng doanh nghiệp. Đáng chú ý, hoạt động xuất khẩu trong bốn tháng liên tiếp gần đây đều duy trì được đà tăng trưởng, thể hiện dấu hiệu hồi phục tích cực.
Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ: Thêm nhiều hành lang rộng mở

Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ: Thêm nhiều hành lang rộng mở

Sau gần 30 năm bình thường hoá quan hệ thương mại, Hoa Kỳ hiện đã là đối tác thương mại quan trọng và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng chiếm gần 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đi toàn thế giới. Quyết định nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam và Hoa Kỳ đã đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước, tạo ra hành lang rộng mở cho hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong tương lai, trong đó không thể thiếu hợp tác kinh tế, đặc biệt trong những lĩnh vực như chuyển đổi số dựa trên KH-CN và sáng tạo, chuyển đổi xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu…
Trình diễn công nghệ chế biến hạt điều ở Bình Phước.

Tăng giá trị xuất khẩu từ công nghiệp chế biến sâu

Bình Phước là tỉnh có nhiều dư địa phát triển công nghiệp chế biến, nhất là chế biến hạt điều và các sản phẩm từ gỗ. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ 11 (nhiệm kỳ 2020-2025) đã xác định ba nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ yếu: Chế biến hạt điều, chế biến gỗ và chế biến thực phẩm với ba nhiệm vụ là tạo vùng nguyên liệu, chế biến sâu và hình thành liên kết chuỗi trên địa bàn định hướng xuất khẩu. Phát triển công nghiệp chế biến sâu sẽ góp phần nâng cao thu ngân sách và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Hải Phòng. (Ảnh: DUY ĐĂNG)

Thách thức trong việc hoàn thành mục tiêu xuất khẩu cả năm

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sau khi có bước giảm vào tháng 4 đã quay lại đà tăng trưởng nhờ hoạt động xúc tiến thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ. Tuy nhiên, dự báo hoạt động xuất khẩu tiếp tục gặp nhiều khó khăn khi tổng kim ngạch sáu tháng giảm tới 12,1% so với cùng kỳ trong bối cảnh thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm. Chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu khoảng 6% của năm 2023 rõ ràng rất thách thức, đòi hỏi nỗ lực lớn từ phía các cơ quan quản lý cũng như cộng đồng doanh nghiệp.
Thúc đẩy thị trường trong nước trước tình hình xuất khẩu sụt giảm

Thúc đẩy thị trường trong nước trước tình hình xuất khẩu sụt giảm

Sáu tháng đầu năm 2023 kim ngạch xuất khẩu của hàng loạt mặt hàng sụt giảm do những biến động trên thị trường quốc tế. Trước tình hình đó, ngành công thương bên cạnh việc hỗ trợ tìm kiếm những thị trường mới đã thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy thị trường trong nước gỡ khó cho các doanh nghiệp sản xuất và phân phối.