Ảnh minh họa. (Ảnh: Reuters)

Tồn kho thép của Trung Quốc tăng cao gây áp lực lên giá thép thế giới

Kể từ đầu năm tới nay, nhu cầu nội địa giảm mạnh đã buộc các doanh nghiệp sản xuất thép của Trung Quốc phải đẩy mạnh xuất khẩu ra thế giới để tìm kiếm lợi nhuận. Trước làn sóng xuất khẩu thép ồ ạt từ nước này, thép giá rẻ của Trung Quốc hiện đang tràn ngập thị trường toàn cầu. Điều này đang đe dọa đến chính ngành thép nội địa của các nước đi nhập khẩu, đồng thời đẩy căng thẳng thương mại gia tăng.
Người biểu tình phản đối nhập cư bất hợp pháp sau vụ tấn công bằng dao ở Southport xung đột với cảnh sát ở London, Anh ngày 31/7/2024. (Ảnh: Reuters)

Hiểm họa khi tin giả dẫn đến hậu quả thật

Anh đang đối mặt làn sóng bạo loạn nghiêm trọng nhất trong 13 năm qua, khi các thông tin sai lệch trên mạng xã hội châm ngòi cho hàng loạt cuộc biểu tình bạo lực trên cả nước. Những khoảng trống trong quản lý đã khiến mạng xã hội trở thành mảnh đất màu mỡ để các đối tượng xấu gieo rắc tin giả, kích động thù hận.
Quân đội Bangladesh đứng gác bên ngoài Đài truyền hình nhà nước Bangladesh khi bạo lực bùng phát từ các cuộc biểu tình của sinh viên, Dhaka, Bangladesh, ngày 19/7/2024. (Ảnh: Reuters)

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh

Tổng thống Bangladesh Shahabuddin đã giải tán Quốc hội, chỉ định người đứng đầu chính phủ lâm thời sau khi Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức và rời khỏi nước này. Bangladesh đang trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, bắt nguồn từ những căng thẳng do hàng loạt vấn đề kinh tế-xã hội. Cộng đồng quốc tế hối thúc các bên ở Bangladesh kiềm chế nhằm ngăn chặn bạo lực leo thang, nhanh chóng đưa quốc gia Nam Á thoát khỏi tình trạng bất ổn hiện nay.
 Các bác sĩ tham gia đình công phản đối kế hoạch tuyển thêm sinh viên y khoa tại Yongsan, Hàn Quốc, ngày 25/2/2024. (Ảnh: Yonhap/TTXVN) Các bác sĩ tham gia đình công phản đối kế hoạch tuyển thêm sinh viên y khoa tại Yongsan, Hàn Quốc, ngày 25/2/2024. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Cuộc khủng hoảng y tế ở Hàn Quốc: Tổn thất không thể đong đếm

Các bệnh viện lớn ở Hàn Quốc đang phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề khi cuộc đình công của hàng nghìn bác sĩ thực tập trên toàn quốc bước sang tuần thứ 8. Giới chuyên gia nhận định, ngoài thiệt hại kinh tế đối với các bệnh viện, những tổn thất về mặt tinh thần và niềm tin của người bệnh là không thể đong đếm.
Lốp xe bốc cháy gần Nhà tù Quốc gia ở Port-au-Prince, Haiti, sau khi hàng nghìn tù nhân vượt ngục ngày 3/3. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trở ngại trong giải quyết khủng hoảng ở Haiti

Kế hoạch thành lập chính phủ lâm thời ở Haiti dường như đã “tan thành mây khói” khi nhiều đảng chính trị bác bỏ việc thành lập một hội đồng để quản lý quá trình chuyển đổi. Sự chia rẽ trên chính trường cùng với tình trạng bạo lực leo thang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ở quốc gia Caribe, đe dọa sự ổn định của khu vực.
Người mua hàng tại một phố mua sắm sầm uất ở Hamburg. Ảnh: REUTERS

“Cơn bão hoàn hảo” bao trùm kinh tế Đức

Nội các Đức đã thông qua việc điều chỉnh giảm mạnh mức tăng trưởng kinh tế trong năm nay từ 1,3% như dự báo trước đó xuống còn 0,2%. Chông chênh giữa tình trạng trì trệ và suy thoái trong những quý gần đây, nền kinh tế Đức được Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck ví như đối mặt “một cơn bão hoàn hảo”, trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu yếu, bất ổn địa chính trị và lạm phát “thâm niên” đã cản trở sự phục hồi của nền kinh tế đầu tàu châu Âu sau một thời gian bị rơi vào suy thoái.
Người dân Afghanistan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Khủng hoảng chồng khủng hoảng ở Afghanistan

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đang cần khẩn cấp 1,4 tỷ USD trong năm 2024 để đáp ứng các nhu cầu nhân đạo và hỗ trợ cơ bản cho 19,4 triệu người dân Afghanistan. Tia hy vọng về tương lai tốt đẹp hơn cho người dân Afghanistan ngày càng mong manh khi quốc gia Nam Á hiện đối mặt tình trạng “khủng hoảng chồng khủng hoảng”.
Người dân Đức trên đường phố. (Ảnh: Reuters)

Nguy cơ khủng hoảng ngân sách ở Đức

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã hủy chuyến công du Trung Đông để tập trung vào các cuộc đàm phán trong nước về vấn đề ngân sách năm 2024 sau khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết, việc Chính phủ Đức chuyển 60 tỷ euro tồn đọng trong quỹ Covid-19 sang sử dụng cho mục đích khác là vi hiến. Chính phủ Đức tỏ ra lo lắng do sắp tới cần nhiều tiền để thúc đẩy chuyển đổi kinh tế xanh.
Người phụ nữ mang một hộp trái cây và rau quả do các thương gia quyên góp tại Trung tâm cung ứng CEASA ở Rio de Janeiro, Brazil, ngày 30/8/2022. (Ảnh: REUTERS)

Brazil ưu tiên mục tiêu giảm đói nghèo

Tạo đột phá trong cuộc chiến chống đói nghèo và bất bình đẳng là ưu tiên của Brazil trong nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Những cú sốc nghiêm trọng, diễn ra đồng thời như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột... đang đẩy thế giới vào tình trạng khẩn cấp về mất an ninh lương thực.
Vận chuyển hàng viện trợ tại thành phố Khan Younis ở dải Gaza.

Cảnh báo về “cuộc khủng hoảng của nhân loại” tại Dải Gaza

Phát biểu tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hối thúc các bên trong cuộc xung đột Hamas-Israel ngừng bắn ngay lập tức; cho rằng, “cơn ác mộng” ở Dải Gaza không còn là một cuộc khủng hoảng nhân đạo mà đã trở thành “cuộc khủng hoảng của nhân loại”, Dải Gaza đang trở thành mồ chôn trẻ em sau các trận không kích.
Người dân di dời khỏi khu vực đổ nát do lũ quét, gây ra bởi cơn bão Daniel, ở thành phố miền Đông Derna, Libya ngày 14/9/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Libya chìm sâu trong khủng hoảng

Trận lũ quét kinh hoàng xảy ra ở miền đông Libya đã cướp đi sinh mạng của hơn 11 nghìn người, đẩy hàng chục nghìn người vào cảnh "màn trời chiếu đất". Quốc gia bị chiến tranh tàn phá này rơi vào mâu thuẫn phe phái sâu sắc, khiến công tác phòng ngừa thiên tai yếu kém và việc cứu trợ người bị nạn cũng gặp nhiều khó khăn.
Phiên họp của Liên đoàn Arab, ngày 7/5/2023. Ảnh: REUTERS

Tìm cách hạ nhiệt các điểm nóng

Giải quyết các cuộc khủng hoảng, chống khủng bố và duy trì sự ổn định khu vực là những nội dung được các Bộ trưởng Ngoại giao các nước Liên đoàn Arab (AL) tập trung thảo luận tại hội nghị diễn ra ở thủ đô Cairo của Ai Cập. Tìm giải pháp “Arab thuần túy” cho các vấn đề cấp bách của khu vực là mục tiêu được các nước AL thúc đẩy mạnh mẽ.
Diễn đàn Chính sách Tài khóa và Phát triển Việt Nam là sự kiện được tổ chức hằng năm do Liên minh Công bằng Thuế Việt Nam (VATJ) chủ trì.

Chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế

Báo cáo mới nhất về các chính sách hỗ trợ phục hồi cho sản xuất, kinh doanh của ngành tài chính cho thấy, những tháng đầu năm nay, nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức rất lớn. Mặc dù vậy, ngành tài chính đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, góp phần hỗ trợ hiệu quả, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
Nhân viên y tế tại trung tâm xét nghiệm Covid-19 tại Argentina, ngày 6/1/2022. (Ảnh: Reuters)

UNDP: Các cuộc khủng hoảng trong 3 năm qua đẩy 165 triệu người vào diện nghèo

Đại dịch Covid-19, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và cuộc xung đột ở Ukraine đã đẩy 165 triệu người trên thế giới vào diện nghèo tính từ năm 2020. Đây là kết quả báo cáo mới được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố cùng lời kêu gọi giãn nợ cho các nước đang phát triển.