Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) chỉ ra nghịch lý rằng, dù sản lượng lương thực đủ để đáp ứng nhu cầu nhiều hơn dân số thế giới, song nạn đói vẫn tiếp diễn. Các hiện tượng thời tiết cực đoan, xung đột dai dẳng và cú sốc kinh tế vẫn là những nguyên nhân chính gây ra và làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng lương thực. Điều này đòi hỏi những nỗ lực chung nhằm bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.
Chỉ số giá lương thực tăng từ 120,7 điểm trong tháng 8 lên 124,4 điểm trong tháng tháng 9, mức cao nhất kể từ tháng 7/2023 và tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xung đột đã dẫn đến sự phá hủy nghiêm trọng cơ sở hạ tầng, các nguồn lương thực và thu nhập chính, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực vốn đã rất tồi tệ.
Ngày 7/8, đại diện Chính phủ Mỹ cho biết, nước này sẽ cung cấp khoảng 414 triệu USD viện trợ nhân đạo cho Cộng hòa dân chủ Congo, nơi có hơn 25 triệu người dân - chiếm gần 1/4 dân số cả nước đang rất cần viện trợ.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan liên chính phủ về phát triển khu vực Đông Phi (IGAD) cảnh báo, khoảng 74,9 triệu người ở khu vực Greater Horn (Sừng Lớn) của châu Phi đang trong tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng. Với các cuộc khủng hoảng nhân đạo được đánh giá là tồi tệ nhất thế giới hiện nay, khu vực Sừng châu Phi đứng bên bờ vực nạn đói và cần sự hỗ trợ khẩn cấp của cộng đồng quốc tế.
Chỉ số giá lương thực mới nhất của cơ quan lương thực Liên hợp quốc cho thấy, giá lương thực thế giới đã bật tăng trong tháng 3/2024 từ mức thấp nhất ghi nhận hồi tháng 2/2021, nhờ sự tăng giá của dầu thực vật, thịt và các sản phẩm từ sữa.
Trong bối cảnh thời tiết khô hạn do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino góp phần dẫn đến tình trạng thiếu gạo và đẩy giá mặt hàng này lên mức cao kỷ lục ở Indonesia, người dân nước này đang tìm đến chương trình mua gạo với giá ưu đãi của chính phủ để đáp ứng nhu cầu hằng ngày cho loại lương thực quan trọng này.
Các tổ chức quốc tế cảnh báo khoảng 58,1 triệu người đang phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng ở vùng Sừng Lớn của châu Phi. Tuy nhiên, nỗi lo mất an ninh lương thực không chỉ hiện hữu ở châu Phi, mà còn là “bóng ma” ám ảnh nhiều nơi trên thế giới.
Khu vực Mỹ Latin vừa trải qua một năm nhiều thách thức, nổi bật là tình hình tăng trưởng kinh tế ảm đạm do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy vậy, các nước Mỹ Latin tiếp tục nỗ lực vươn mình trong gian khó, tăng cường đoàn kết, thúc đẩy hợp tác với các đối tác vì sự phát triển và tiến bộ của khu vực.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) mới đây công bố lộ trình toàn cầu hướng đến xóa bỏ nạn đói và tình trạng suy dinh dưỡng, phù hợp với Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Trong lộ trình này, thế giới phải vượt qua những cột mốc và thực hiện mục tiêu hành động, nhằm chuyển đổi hệ thống lương thực theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, coi đây là "chìa khóa" bảo đảm an ninh lương thực bền vững.
Chiều 13/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp Liên Minh châu Âu, thông qua đơn vị triển khai là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của liên Hợp quốc (FAO) tổ chức Lễ khởi động dự án “Chuyển đổi các hệ thống nông nghiệp sinh thái thông minh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng giữa và ven biển đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam”.
Với mục đích thúc đẩy áp dụng và sử dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh lương thực tại châu Phi, Hội nghị Công nghệ nông nghiệp châu Phi đã diễn ra tại thủ đô Nairobi của Kenya mang chủ đề “Khả năng phục hồi nông nghiệp thông qua đổi mới”. Qua đó, hội nghị mong muốn góp phần tìm ra giải pháp cho bài toán an ninh lương thực, trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Phi đang đứng bên bờ vực khủng hoảng trầm trọng.
Nhiều khu vực trên thế giới đang loay hoay giải quyết bài toán khô hạn, vốn ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống mưu sinh của người dân. Nhân Ngày Lương thực thế giới (16/10) năm nay, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi thế giới chung tay quản lý hiệu quả, bền vững tài nguyên nước, vì an ninh lương thực và tương lai của hành tinh xanh.
Một nghiên cứu do năm cơ quan của Liên hợp quốc thực hiện cảnh báo, 3,3 tỷ người đang phải chịu hậu quả do các chính phủ cần ưu tiên thanh toán lãi nợ công hơn các khoản đầu tư thiết yếu cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) hay quá trình chuyển đổi năng lượng.
Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về hệ thống lương thực đã khai mạc tại thủ đô Rome của Italia với chương trình nghị sự tập trung thảo luận biện pháp giải quyết những vấn đề mà hệ thống lương thực toàn cầu đang đối mặt. Quản lý và bảo đảm an ninh lương thực vẫn là thách thức lớn toàn cầu trong bối cảnh nhiều quốc gia bị nạn đói hoành hành, hàng trăm triệu người thiếu ăn, trong khi hàng tỷ người mắc các bệnh thừa cân và béo phì, cùng tình trạng lãng phí thực phẩm.
Giá lương thực toàn cầu tháng 6 đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021, thấp hơn 23,4% so mức cao nhất từ trước đến nay, ghi nhận vào tháng 3/2022 sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine bắt đầu.
Tiếp tục chương trình tham dự Hội nghị Liên hợp quốc Rà soát toàn diện giữa kỳ việc thực hiện các mục tiêu của thập kỷ hành động “Nước vì sự phát triển bền vững” giai đoạn 2018-2022, ngày 23/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã tham dự với tư cách diễn giả chính tại Phiên đối thoại về hợp tác nước.
Hãng tin AFP đã điểm lại những con số đáng nhớ của năm 2022 như nhiệt độ mùa Hè cao kỷ lục tại châu Âu hay giá năng lượng và lương thực tăng cao tới chóng mặt...
Đại diện FAO tại Somalia cho biết mức độ hỗ trợ nhân đạo đang giúp ngăn chặn những hậu quả cực đoan, nhưng không đủ để ngăn chặn nguy cơ nạn đói kéo dài hơn vài tháng.
Chiều 18/10 tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp Đại sứ quán Anh tổ chức Hội thảo "Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, ứng dụng công nghệ cao, ứng phó với biến đổi khí hậu".
Ngày 5/7, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết tổ chức này đã nhận được 17 triệu USD từ Nhật Bản để giúp giải quyết vấn đề cất giữ và bảo quản ngũ cốc ở Ukraine, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu ngũ cốc trong bối cảnh giá lương thực toàn cầu vẫn gần ở mức cao kỷ lục do ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Tổ chức Lương Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) ngày 9/6 cho rằng, các quốc gia nghèo chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu khi họ buộc phải trả nhiều tiền hơn nhưng nhận được ít lương thực hơn.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tiến hành phiên thảo luận mở về chủ đề “xung đột và an ninh lương thực” dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken và sự tham dự của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres.
Bộ trưởng Nông nghiệp các nước Mỹ Latin và Caribe đã nhóm họp để đề ra lộ trình chuyển đổi các hệ thống nông nghiệp-thực phẩm tại hội nghị khu vực của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO). Hội nghị nhằm tìm giải pháp chung cho các thách thức chính đối với khu vực, trong bối cảnh các nước Mỹ Latin và Caribe được cho là nắm “chìa khóa” an ninh lương thực toàn cầu.
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) mới đây cảnh báo, an ninh lương thực toàn cầu đối mặt thêm thách thức do cuộc xung đột Nga-Ukraine, sau 2 năm gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 3/2 cho biết, giá lương thực thế giới tiếp tục tăng trong tháng đầu tiên của năm 2022 và duy trì gần mức cao nhất trong 1 thập kỷ, nguyên nhân do chỉ số giá dầu thực vật tăng kỷ lục và giá sữa cũng tiếp đà tăng trong 5 tháng liên tiếp.
Ngày 6/1, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết, giá lương thực trên thế giới đã tăng 28% trong năm 2021, lên mức cao nhất trong vòng một thập kỷ. Với thông tin này, tia hy vọng về sự ổn định trở lại trên thị trường thế giới trong năm 2022 càng trở nên mong manh.
Ngày 8/12, tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía bắc (Hưng Yên), Cục Bảo vệ thực vật phối hợp Văn phòng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức khai giảng khóa đào tạo giảng viên quốc gia về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp.