Nhằm ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp, Ðức tuyên bố mở rộng kiểm soát biên giới với tất cả các nước láng giềng. Sức ép đang bủa vây Chính phủ Thủ tướng Olaf Scholz, bởi khó có thể tìm được giải pháp vẹn toàn để vừa giải quyết làn sóng di cư, vừa đáp ứng kỳ vọng của cả người dân Ðức và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Đức đang nỗ lực tăng tốc trên hành trình hướng tới mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào năm 2045. Tuy nhiên, tình trạng thiếu trầm trọng nguồn lao động lành nghề là rào cản đối với quá trình chuyển đổi xanh của quốc gia châu Âu này.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, tính đến nửa đầu tháng 6/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Đức tiếp tục ghi nhận tăng trưởng dương trong khi hầu hết các thị trường chính đều sụt giảm từ 3%-61%. Đức là một trong số ít các thị trường giữ được đà tăng trưởng dương 2 con số về nhập khẩu cá tra Việt Nam trong những tháng đầu năm 2023.
Một người phát ngôn của Chính phủ Đức khẳng định, các nước thành viên NATO thống nhất rằng trọng tâm hiện nay là tiếp tục hỗ trợ quân sự, tài chính và nhân đạo cho Ukraine.
Vượt qua những bất đồng dai dẳng, liên minh cầm quyền tại Đức vừa thống nhất hàng loạt vấn đề chủ chốt trong tiến trình hiện đại hóa đất nước. Bước tiến này được coi là nền tảng quan trọng để nền kinh tế hàng đầu châu Âu tiếp tục vững bước trong thời gian tới.
Như nhiều quốc gia châu Âu khác, nước Đức đối mặt một loạt khó khăn trong năm 2022 bao gồm tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nguy cơ thiếu năng lượng trầm trọng, lạm phát cao và nguồn nhân lực ngày càng thiếu hụt…
Hai nhà máy điện hạt nhân tại Đức sẽ được tiếp tục duy trì hoạt động đến sau năm 2022, nếu một số sự cố khiến các lò phản ứng hạt nhân của Pháp không thể cung cấp được dịch vụ.
Trong một thông điệp ngắn gửi tới người dân Đức, Thủ tướng Olaf Scholz khẳng định nước Đức sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng. Chính phủ Đức lên các phương án và hành động khẩn cấp nhằm tìm nguồn cung thay thế khí đốt của Nga, đồng thời tung ra các gói hỗ trợ người dân.
Bộ trưởng Hợp tác và phát triển kinh tế Đức, bà Svenja Schulze, ngày 3/9 cho biết, nước này sẽ viện trợ cho Ukraine thêm 200 triệu euro (199,02 triệu USD) để triển khai các chương trình hỗ trợ cho người dân Ukraine phải di dời trong nước bởi ảnh hưởng của xung đột.
Bộ trưởng Kinh tế liên bang Đức Robert Habeck ngày 30/8 thừa nhận những khó khăn trong việc áp đặt giá trần đối với khí đốt ở châu Âu, song cho biết Đức và các đối tác châu Âu sẽ tìm 1 cách tiếp cận tối ưu cho cơ chế định giá năng lượng ở cấp độ châu Âu.
Uniper, nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất Đức, vừa báo cáo khoản lỗ lên tới 12,3 tỷ euro (12,5 tỷ USD) trong nửa đầu năm 2022, do ảnh hưởng từ việc cắt giảm nguồn cung khí đốt từ Nga, đẩy một trong những công ty năng lượng lớn nhất châu Âu đến bờ vực phá sản.
Ngày 12/3, Chính phủ Đức cho biết nước này đặt mục tiêu gần như không nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm nay, trong bối cảnh các nước tìm cách siết chặt trừng phạt Nga do hành động của nước này ở Ukraine.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, theo các dự báo khoa học, Đức sắp đạt đỉnh của làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron và điều này cho phép nhà chức trách tính tới những bước mở cửa đầu tiên. Tuy nhiên, việc Chính phủ Đức muốn nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 nhằm đưa các hoạt động kinh tế phục hồi trở lại để giảm thiệt hại gây ra cho “đầu tàu” kinh tế châu Âu được cho là đối mặt nhiều thách thức.
Chính phủ kế nhiệm của Đức đang xem xét ngân sách bổ sung năm 2021 để bơm hơn 50 tỷ euro (hơn 56 tỷ USD) vào quỹ khí hậu của đất nước, sau đó có thể chi tiêu trong những năm tới để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, các nguồn tin ngày 25/11 cho biết.
Tổng thống Steinmeier cảm ơn bà Merkel vì những đóng góp to lớn của bà cho đất nước trong suốt 16 năm qua và ca ngợi bà như một nhà lãnh đạo tiêu biểu trong lịch sử nước Đức.