Thiếu hụt các bác sĩ chuyên ngành lão khoa và dịch vụ chăm sóc dài hạn đang là một thách thức lớn với Việt Nam khi tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng.
Nhiều quốc gia đang đau đầu ứng phó tình trạng già hóa dân số nhanh chóng. Trong bối cảnh già hóa dân số trở thành một xu hướng không thể đảo ngược trên toàn cầu và tác động mạnh đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, các nước đứng trước nhiệm vụ cấp bách đưa ra chính sách thích ứng linh hoạt, tận dụng tốt cơ hội từ xu hướng này để xây dựng xã hội thịnh vượng, phát triển bền vững.
Chiều 26/9, Bộ Y tế và Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp hoạt động về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi giai đoạn 2024-2028 nhằm tăng cường phối hợp triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật; các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người cao tuổi, thích ứng với già hóa dân số nhanh ở nước ta.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động trong hơn 70 năm qua, kể từ khi ban hành quy định về độ tuổi nghỉ hưu từ những năm 50 của thế kỷ trước.
Từ ngày 11-13/9, tại Trung tâm Hội nghị Bali Nusa Dua ở Bali, Indonesia đã diễn ra Hội nghị khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2024 với chủ đề "Tái định hình về già hóa".
Sáng 5/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7. Cùng dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.
30 năm qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong công tác dân số, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong thời gian qua.
Già hóa dân số là câu chuyện đã xuất hiện nhiều năm, nhưng hệ quả của tình trạng này đối với kinh tế, xã hội luôn là vấn đề nóng, làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Tìm được lời giải cho bài toán nhân khẩu học là chìa khóa quan trọng giúp duy trì sự ổn định, phát triển tại hai nước Ðông Bắc Á.
Hiện Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Dự báo, nước ta chỉ mất khoảng 20 năm để tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14% dân số, đến năm 2038, nhóm người cao tuổi ở Việt Nam chiếm khoảng 20% dân số. Ðến năm 2050, Việt Nam sẽ tương đương với các nước có dân số già nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Ngày 10/4, tại Ninh Bình, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức Hội thảo khoa học "Già hóa dân số ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách".
Sáng 4/4, tại Hà Nội, Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Hội thảo khoa học “Già hóa dân số Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”.
Tỷ lệ sinh giảm, trong khi tỷ lệ người cao tuổi lại tăng luôn đặt ra các thách thức với sự phát triển kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia. Không tránh khỏi xu hướng già hóa dân số, Thái Lan đang nỗ lực thúc đẩy nhiều biện pháp nhằm đối mặt những tác động tiêu cực của tình trạng này.
Các quốc gia châu Âu đang nỗ lực tìm cách thu hút lao động nhập cư và khuyến khích sinh đẻ, trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm và số lượng người cao tuổi gia tăng, kéo theo tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng. Theo Ủy viên phụ trách Nội vụ của Liên minh châu Âu (EU) Ylva Johansson, EU cần thêm khoảng một triệu người nhập cư hợp pháp mỗi năm để bù đắp cho lực lượng lao động đang già đi của khối này.
Tình trạng già hóa dân số và tỷ lệ sinh giảm là một thách thức với sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia châu Âu, kéo theo nhiều hệ lụy như thiếu lao động, áp lực gia tăng với hệ thống chăm sóc sức khỏe... Các nước đang nỗ lực tìm biện pháp thích ứng nhằm tận dụng lợi ích mà già hóa dân số mang lại, đồng thời khuyến khích sinh đẻ.
Theo Tổng cục Thống kê, dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 đạt 100,3 triệu người. Tuổi thọ trung bình của người dân nước ta năm 2023 là 73,7 tuổi.
Tổng cục Thống kê Hàn Quốc vừa công bố các dữ liệu mới, cảnh báo tổng dân số nước này có thể giảm mạnh trong 50 năm tới do tỷ lệ sinh thấp và quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh chóng. Cơ quan này ước tính, tổng dân số Hàn Quốc sẽ giảm từ mức 51,67 triệu người trong năm 2022 xuống còn 50,06 triệu người năm 2040, trước khi tiếp tục giảm xuống 42,30 triệu người năm 2060 và 36,22 triệu người năm 2072. Đây là những thống kê đáng báo động, có thể gây ảnh hưởng to lớn và trực tiếp tới sự phát triển kinh tế-xã hội tại Hàn Quốc trong nhiều năm tới.
Việc tăng cường chuyên môn cũng như cơ sở vật chất và nhân lực trong điều trị và chăm sóc người cao tuổi là một nhu cầu bức thiết và cần được quan tâm khi Việt Nam là một trong số 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.
Già hóa dân số đặt ra thách thức đối với kinh tế và xã hội, song nếu có chính sách phù hợp sẽ giúp tận dụng những lợi ích từ tình trạng này. Trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10) năm nay, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi thế giới bảo đảm quyền của người cao tuổi để có thể thích ứng với xã hội dân số già.
Ngày 6/9, tại Hà Nội, Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức gặp mặt báo chí định hướng thông tin, tuyên truyền các sự kiện nổi bật của Hội Người cao tuổi Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2023.
Ngày 14/7, ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp các ban, ngành, đoàn thể tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ nâng cao chất lượng dân số tại vùng có mức sinh thấp năm 2023.
Để ứng phó với tốc độ già hóa dân số nhanh trong điều kiện mức thu nhập trung bình như hiện nay, Việt Nam rất cần những chính sách an sinh xã hội phù hợp. GS,TS Giang Thanh Long, giảng viên cao cấp, Trường đại học Kinh tế quốc dân, chia sẻ về một số nội dung đáng quan tâm về chủ đề này trong bối cảnh dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang nhận được sự quan tâm của xã hội và sắp được trình lên Quốc hội thời gian tới.
Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm gần 12% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”.
Quy mô dân số của Việt Nam hiện đứng thứ 15 thế giới, tốp 3 khu vực Đông Nam Á và hiện đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao. Thời kỳ dân số vàng là cơ hội “có một không hai” để các quốc gia phát triển kinh tế-xã hội. Nhưng muốn phát huy được cơ hội vàng đó, nguồn lao động này phải “vàng” về tri thức, kỹ năng và tay nghề thì mới biến giấc mơ “hóa rồng” thành hiện thực.
Chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy 30 năm, Việt Nam và nhiều quốc gia khác tại khu vực Đông Á-Thái Bình Dương sẽ bước vào thời kỳ dân số già. Đây được xác định là 1 trong 3 thách thức lớn ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của khu vực vốn rất năng động này.
Tuổi thọ bình quân của Việt Nam những năm gần đây tăng lên, nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 64 tuổi. Trung bình một người cao tuổi hiện phải “chung sống” với 3 bệnh lý phối hợp.
Có khoảng 5% người cao tuổi tại Việt Nam bị mắc bệnh sa sút trí tuệ, nhưng chỉ có khoảng 1% trong số này được quản lý và khám, điều trị. Hầu hết các trường hợp sa sút trí tuệ đến viện đều trong tình trạng muộn, khó khăn cho quá trình điều trị.
Quốc gia đông dân nhất thế giới đang đối mặt với bài toán nan giải khi dân số lần đầu tăng trưởng âm sau hơn 60 năm. Nhiều địa phương ở Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách, bao gồm cả trợ cấp tiền, để khuyến khích người dân sinh con.
Số người từ 65 tuổi trở lên trên thế giới được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào giữa thế kỷ này. Liên hợp quốc kêu gọi các nước xem xét lại quyền và phúc lợi của người cao tuổi, trong bối cảnh tốc độ già hóa dân số tăng nhanh đặt ra nhiều cơ hội lẫn thách thức đan xen.
“Cơn sóng thần màu xám” là cụm từ thường được nhắc đến khi nói về tình trạng già hóa dân số nhanh chóng tại nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. Xu hướng này đang đặt ra thách thức lớn đối với các chính phủ trong nỗ lực duy trì sự ổn định của thị trường lao động, hệ thống an sinh xã hội và bảo đảm tăng trưởng bền vững.