Olympic Paris 2024 đang mang đến cho nền kinh tế Pháp một lực đẩy rất cần thiết nhờ chi tiêu của người tiêu dùng tăng lên, theo báo cáo từ công ty giao dịch tài chính và thẻ ngân hàng Mỹ Visa.
Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.
Kết quả khảo sát công bố ngày 2/3 cho thấy, hoạt động sản xuất nói chung ở khu vực đồng euro tiếp tục diễn biến theo chiều đi xuống trong tháng 3/2024, khi suy giảm với tốc độ nhanh hơn so với tháng trước đó, song đã có dấu hiệu phục hồi ở Italia và Tây Ban Nha.
Tổng thống Cộng hòa Séc Petr Pavel ngày 1/1 bày tỏ ủng hộ việc sử dụng đồng euro làm tiền tệ của quốc gia Trung Âu này và cho rằng thời điểm đã chín muồi để thực hiện các bước đi cụ thể.
Liên minh châu Âu (EU) vừa ký Hiệp định Đối tác kinh tế với Kenya, hoàn tất thông qua Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với New Zealand và chuẩn bị tổ chức vòng đàm phán thứ hai về FTA với Thái Lan. Trong bối cảnh nền kinh tế EU đang bị bủa vây bởi hàng loạt thách thức, việc tăng cường ký kết các thỏa thuận thương mại tiếp thêm sức mạnh giúp liên minh 27 thành viên duy trì đà tăng trưởng bền vững và củng cố vị thế trên trường quốc tế.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (WEO) vừa công bố, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Chỉ một số ít nền kinh tế, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Ấn Ðộ và Nga, đi ngược xu hướng này. Những tín hiệu tích cực của một số nền kinh tế được kỳ vọng góp phần làm sáng sủa bức tranh kinh tế toàn cầu.
Nền kinh tế Italia rơi vào tình cảnh đáng lo ngại khi chứng kiến sự sụt giảm ở nhiều ngành kinh tế quan trọng, dự báo còn kéo dài đến hết năm 2023, trong bối cảnh ngân sách Italia đang rất eo hẹp.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nâng triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2023, song lại hạ dự báo tăng trưởng năm 2024 trong bối cảnh biện pháp tăng lãi suất nhằm ghìm cương lạm phát đã gây ra những thiệt hại đối với kinh tế. Bức tranh kinh tế thế giới vẫn bị phủ bóng bởi hệ lụy của lạm phát tăng cao, khiến hàng loạt quốc gia, khu vực hạ dự báo tăng trưởng.
Tây Ban Nha vừa chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) trong nửa cuối năm 2023. Tiếp quản ghế nóng, Tây Ban Nha phải chèo lái con thuyền EU vượt qua hàng loạt thách thức đến từ làn sóng người tị nạn, những khó khăn về kinh tế-xã hội và trên hết là thử thách duy trì tình đoàn kết nội khối.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tiến hành hội nghị thượng đỉnh thường kỳ kéo dài trong hai ngày 29 và 30/6, tại thủ đô Brussels của Bỉ, thảo luận một loạt vấn đề nóng của khối, trong đó ưu tiên kinh tế, an ninh, quốc phòng và cuộc xung đột tại Ukraine.
Không nằm ngoài dự đoán của giới phân tích, tại cuộc họp ngày 15/6 vừa qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, lên mức 3,5% -mức cao nhất trong 22 năm và là lần thứ 8 liên tiếp nâng lãi suất. Việc ECB phát đi tín hiệu tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm thể hiện quyết tâm của ngân hàng này trong cuộc chiến chống lạm phát.
Cơ quan Thống kê liên bang Đức (Destatis) công bố số liệu cho thấy, tỷ lệ lạm phát ở Đức tiếp tục giảm trong tháng 5/2023 khi giá tiêu dùng tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Italia đạt mức tăng trưởng 0,5% trong quý I năm 2023 so với quý trước đó. Đây là một tín hiệu đáng mừng về mức độ phục hồi của quốc gia châu Âu này, trong bối cảnh toàn khu vực đang chịu ảnh hưởng bởi tình trạng giá năng lượng leo thang, chủ yếu do xung đột tại Ukraine.
Tối 4/5 (giờ Việt Nam), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã công bố quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên mức 3,25%, do lạm phát tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang chậm lại với triển vọng ổn định.
Khoảng cách xa xôi về địa lý không thể ngăn cản đà phát triển của mối quan hệ gắn bó, thân tình giữa Việt Nam và Luxembourg. Chặng đường bền bỉ 50 năm qua đã ghi dấu những thành tựu hợp tác tốt đẹp giữa hai bên và mở ra cơ hội để Việt Nam và Luxembourg tiếp tục phát huy các thế mạnh hợp tác trong tương lai trên cơ sở vững chắc là quan hệ hữu nghị truyền thống.
Kết quả khảo sát được hãng S&P Global công bố ngày 21/4 vừa qua cho thấy những tín hiệu khởi sắc đối với nền kinh tế Khu vực đồng euro (Eurozone) khi tăng trưởng khu vực này trong tháng 4 đã bứt tốc và đạt mức cao nhất trong vòng 11 tháng qua. Bức tranh kinh tế châu Âu xuất hiện nhiều điểm sáng, giúp khu vực này thoát khỏi nguy cơ suy thoái lan rộng, tiếp tục phục hồi, mặc dù còn không ít khó khăn.
Theo dự báo của IMF, Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ đạt mức tăng trưởng 0,8% trong năm nay dù Đức được cho là sẽ chứng kiến một cuộc suy thoái nhẹ.
Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde ngày 22/3 cảnh báo, những rối loạn tài chính gần đây có thể làm tăng thêm “các nguy cơ xấu” trong khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), song nhấn mạnh các nhà hoạch định chính sách vẫn tập trung kiềm chế lạm phát đang ở mức cao.
Ngân hàng trung ương Anh (BOE) ngày 15/12 tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm lên 3,5%, mức cao nhất trong vòng 14 năm qua tại Anh, nhằm hạ nhiệt lạm phát đang cao ngất ngưởng. Ðây là lần tăng lãi suất thứ 9 liên tiếp của BOE. Theo BOE, kinh tế Anh suy giảm 0,1% trong quý IV/2022.
Nhiều ngành công nghiệp tại Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt thách thức lớn trong bối cảnh giá năng lượng liên tục lập kỷ lục mới và chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn trong thời gian dài. Mặc dù các nước đã triển khai những biện pháp hỗ trợ, song các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng ở EU chưa thể vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay.
Hoạt động sản xuất trên toàn khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 9 tiếp tục giảm sâu hơn, trong khi khủng hoảng chi phí sinh hoạt khiến người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, giá năng lượng tăng cản trở hoạt động sản xuất.
Trong dự báo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về triển vọng của nền kinh tế thế giới, các nước châu Âu được cảnh báo đối mặt tương lai ảm đạm, bởi một số nền kinh tế lớn ở khu vực đang bên bờ vực suy thoái. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đau đầu với bài toán cân đối các mục tiêu kiềm chế lạm phát và hạn chế rủi ro đe dọa tăng trưởng kinh tế của Liên minh châu Âu (EU).
Tăng trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung Euro (Eurozone) tiếp đà giảm trong tháng 1/2022, trong bối cảnh ngành dịch vụ chiếm phần lớn tỷ trọng nền kinh tế của khối này chứng kiến nhu cầu thấp hơn, do tác động của các lệnh hạn chế nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm của biến thể Omicron.