Ước tính ngân sách Nga nhận được tổng cộng 10,8 tỷ USD từ dầu mỏ trong tháng 10, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2023; tổng thu ngân sách từ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên cũng giảm 25% xuống còn 12,4 tỷ USD.
Vào ngày 11/9, Công ty cổ phần CNG Việt Nam ( PV GAS CNG )-Công ty thành viên của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) chính thức thực hiện gas in (cấp khí lần đầu) LNG cho Nhà máy sản xuất gạch Catalan tại xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh .
So với cùng kỳ năm 2023, khối lượng khí đốt tự nhiên của Nga xuất khẩu qua đường ống sang các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) trong 6 tháng đầu năm 2024 đã tăng 24%.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết, nước này đang đàm phán để cho phép việc trung chuyển khí đốt tự nhiên từ Azerbaijan đến Liên minh châu Âu (EU), nhằm giúp các nước láng giềng phương Tây bảo đảm an ninh năng lượng.
Theo MoU vừa ký kết, Tập đoàn Gazprom của Nga và Công ty Khí đốt Quốc gia Iran sẽ cùng tổ chức hoạt động cung ứng qua các đường ống nhằm dẫn khí đốt tự nhiên từ Nga tới Iran.
Người đứng đầu cơ quan hải quan Iran Mohammad Rezvanifar cho biết, kim ngạch xuất khẩu dầu thô của nước này đạt 35 tỷ USD trong 12 tháng (tính đến cuối tháng 3 vừa qua). Bộ Dầu mỏ và Doanh nghiệp Iran đã ký các thỏa thuận trị giá 13 tỷ USD với các công ty trong nước nhằm tăng sản lượng dầu thêm 350.000 thùng mỗi ngày. Đây là những hợp đồng dầu mỏ lớn nhất trong thập niên qua của Iran, mở ra cơ hội để Iran tham gia trở lại thị trường xuất khẩu “vàng đen” và củng cố vị thế của một quốc gia dầu mỏ và khí đốt.
Báo cáo của tập đoàn khí đốt Nga Gazprom cho thấy nguồn cung khí đốt của Nga cho các thị trường trong và ngoài nước đã giảm 26,5% trong nửa đầu năm 2023, xuống còn 166 tỷ m3 so với 225,7 tỷ m3 năm trước đó.
Ủy ban châu Âu (EC) vừa cho biết, các cơ sở dự trữ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được mục tiêu lấp đầy 90% trước thời hạn vào ngày 1/11 tới. Như vậy, các quốc gia của Lục địa già đã sớm có lời giải cho “bài toán khí đốt” và đây là điểm tựa cho phục hồi kinh tế khu vực.
Tập đoàn dầu khí quốc gia Algeria (Sonatrach) công bố việc trao hợp đồng xây dựng một tổ hợp hóa dầu trị giá 1,5 tỷ USD cho Petrofac-HQC, một liên doanh giữa Tập đoàn Petrofac của Anh và Tập đoàn công trình Hoàn Cầu (HQC) của Trung Quốc.
Ngày 31/3, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, sẽ mở rộng cơ chế giới hạn giá khí đốt đối với tất cả các trung tâm giao dịch ở Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/5 tới, nhằm ngăn chặn nguy cơ bất ổn tiềm tàng trên thị trường năng lượng châu Âu.
Các Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp ở Brussels ngày 28/3 đã đề xuất những quy tắc thị trường khí đốt mới của EU, giúp các chính phủ tạm thời ngăn các nhà xuất khẩu khí đốt của Nga và Belarus đấu thầu trước năng lực cơ sở hạ tầng cần thiết để cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại châu lục này.
Na Uy, quốc gia đã trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho Liên minh châu Âu (EU) sau khi nổ ra cuộc chiến ở Ukraine, sẽ duy trì việc cung cấp mặt hàng này ở mức hiện tại trong 4 hoặc 5 năm tới.
Doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt của Na Uy đạt 1.500 tỷ kroner (140 tỷ USD) trong năm 2022, đây là mức cao nhất từng được ghi nhận và gần gấp 3 lần con số 498 tỷ kroner (47 tỷ USD) vào năm 2021.
Ngày 18/2, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) Fatih Birol đã cảnh báo nguy cơ thiếu hụt năng lượng vào mùa đông tới, với tương đối ít khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) xuất ra thị trường, trong khi mức tiêu thụ của Trung Quốc sẽ tăng lên trong năm nay.
Thỏa thuận giữa nhà điều hành khí đốt quốc doanh Bulgargaz của Bulgaria và công ty khí đốt quốc doanh Thổ Nhĩ Kỳ Botas sẽ cho phép quốc gia này sử dụng mạng lưới của Botas để vận chuyển khí đốt.
Ngày 3/1, Cơ quan năng lượng quốc gia ARERA, có nhiệm vụ định giá xăng cho người tiêu dùng Italia cho biết, mỗi hộ gia đình nước này trung bình phải chi 1.866 euro (1.968,63 USD) cho nguồn cung cấp khí đốt trong năm 2022, tăng 64,8% so với năm trước, nêu bật tác động của cuộc chiến ở Ukraine đối với tình hình tài chính các hộ gia đình nước này.
Giá khí đốt bán buôn tại thị trường châu lục này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi nổ ra cuộc xung đột tại Ukraine khi mùa đông năm nay được đánh giá khá “ôn hòa” đã cho phép các quốc gia sử dụng ít khí đốt hơn từ các kho dự trữ.
Hãng tin AFP đã điểm lại những con số đáng nhớ của năm 2022 như nhiệt độ mùa Hè cao kỷ lục tại châu Âu hay giá năng lượng và lương thực tăng cao tới chóng mặt...
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak mới đây nhận định, thế giới đang có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng trong 5-10 năm tới do các công ty dầu mỏ và khí đốt phương Tây ít đầu tư trong lĩnh vực này.
Lượng khí đốt tiêu thụ tại các nước Liên minh châu Âu (EU) đã giảm 20,1% trong giai đoạn từ tháng 8-11/2022, so với mức tiêu thụ trung bình trong các tháng tương tự từ năm 2017-2021.
Giá nhiên liệu tại châu Âu vẫn ở mức cao đang làm dấy lên lo ngại rằng các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh có thể phải đối mặt với tình trạng mất điện hoặc không thể thanh toán các hóa đơn năng lượng.
Bộ trưởng Tài chính Pháp cho biết đến 1/2023, Pháp sẽ đưa 45 lò phản ứng hạt nhân vào hoạt động, tăng từ mức 41 lò hiện nay, tin rằng điều này sẽ giúp Pháp tránh phải cắt điện trong mùa đông.
EU đã đồng ý với hai biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, về việc mua chung khí đốt và đẩy nhanh tiến trình cấp phép cho hoạt động lắp đặt năng lượng tái tạo.
Ngày 12/12, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo, dù có đủ khí đốt trong mùa đông này, Liên minh châu Âu (EU) cũng sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt trong năm tới nếu Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 10/12 cho biết, ông muốn duy trì đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm tìm ra cách giải quyết khủng hoảng tại Ukraine hiện nay.
Ngày 6/12, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã xem xét đề xuất mới nhất về mức giá trần khí đốt thấp hơn, ở mức 220 euro (231 USD), trong bối cảnh 1 tuần nữa là đến cuộc họp của các Bộ trưởng Năng lượng được kỳ vọng giải quyết được vấn đề mức giá trần khí đốt gây chia rẽ sâu sắc giữa 27 nước thành viên.
Ủy ban châu Âu đã cảnh báo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) rằng việc áp mức trần giá khí đốt dùng để sản xuất điện có thể làm tăng mức tiêu thụ khí đốt và xuất khẩu điện do EU trợ cấp.
Ngày 19/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết đã nhất trí với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về việc thành lập 1 trung tâm khí đốt tại Thổ Nhĩ Kỳ.