Nhà máy khai thác khí đốt ở Asaluyeh của Iran. (Ảnh Al Mayadeen English)

Iran củng cố vị thế quốc gia dầu mỏ và khí đốt

Người đứng đầu cơ quan hải quan Iran Mohammad Rezvanifar cho biết, kim ngạch xuất khẩu dầu thô của nước này đạt 35 tỷ USD trong 12 tháng (tính đến cuối tháng 3 vừa qua). Bộ Dầu mỏ và Doanh nghiệp Iran đã ký các thỏa thuận trị giá 13 tỷ USD với các công ty trong nước nhằm tăng sản lượng dầu thêm 350.000 thùng mỗi ngày. Đây là những hợp đồng dầu mỏ lớn nhất trong thập niên qua của Iran, mở ra cơ hội để Iran tham gia trở lại thị trường xuất khẩu “vàng đen” và củng cố vị thế của một quốc gia dầu mỏ và khí đốt.
Cơ sở khí đốt tự nhiên Bovanenkovo ở bán đảo Yamal, tây bắc Siberia, thuộc Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các nước EU hướng tới ngừng nhập khẩu LNG của Nga

Các Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp ở Brussels ngày 28/3 đã đề xuất những quy tắc thị trường khí đốt mới của EU, giúp các chính phủ tạm thời ngăn các nhà xuất khẩu khí đốt của Nga và Belarus đấu thầu trước năng lực cơ sở hạ tầng cần thiết để cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại châu lục này.
Hệ thống đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương bắc 1 tại Lubmin (Đức), ngày 30/8/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giá khí đốt gia dụng tăng gần 65% tại Italia

Ngày 3/1, Cơ quan năng lượng quốc gia ARERA, có nhiệm vụ định giá xăng cho người tiêu dùng Italia cho biết, mỗi hộ gia đình nước này trung bình phải chi 1.866 euro (1.968,63 USD) cho nguồn cung cấp khí đốt trong năm 2022, tăng 64,8% so với năm trước, nêu bật tác động của cuộc chiến ở Ukraine đối với tình hình tài chính các hộ gia đình nước này.
Nhân viên kỹ thuật làm việc tại trạm bơm khí đốt tự nhiên ở Sayda, miền đông Đức. (Ảnh tư liệu: AP/TTXVN)

EU xem xét đề xuất mới nhất về mức giá trần khí đốt

Ngày 6/12, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã xem xét đề xuất mới nhất về mức giá trần khí đốt thấp hơn, ở mức 220 euro (231 USD), trong bối cảnh 1 tuần nữa là đến cuộc họp của các Bộ trưởng Năng lượng được kỳ vọng giải quyết được vấn đề mức giá trần khí đốt gây chia rẽ sâu sắc giữa 27 nước thành viên.